Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Câu 1. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?
A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ.
Câu 2. Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như dưới đây. Tên các cực từ của nam châm là:
A. A và B là cực Bắc.
B. A là cực Bắc, B là cực Nam.
C. A và B là cực Nam.
D. A là cực Nam, B là cực Bắc.
Câu 3. Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là:
A. nhiệt năng. B. điện năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 4. Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá
trình này là:
A. cơ năng thành hóa năng. B. hóa năng thành cơ năng.
C. hóa năng thành nhiệt năng. D. cơ năng thành nhiệt năng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_h.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHTN 7 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2023 – 2024 ĐỀ 101 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi có 04 trang) Ngày thi: 26/4/2024 A. TRẮC NGIỆM (7,0 điểm) Tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng đáp án đúng. Câu 1. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây? A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ. Câu 2. Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như dưới đây. Tên các cực từ của nam châm là: A. A và B là cực Bắc. B. A là cực Bắc, B là cực Nam. C. A và B là cực Nam. D. A là cực Nam, B là cực Bắc. Câu 3. Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là: A. nhiệt năng. B. điện năng. C. hóa năng. D. quang năng. Câu 4. Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là: A. cơ năng thành hóa năng. B. hóa năng thành cơ năng. C. hóa năng thành nhiệt năng. D. cơ năng thành nhiệt năng. Câu 5. Quá trình quang hợp ở thực vật góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 6. Cho các đặc điểm sau: 1. Thường mọc ở những nơi quang đãng 2. Phiến lá thường nhỏ 3. Lá thường có màu xanh sẫm 4. Lá thường có màu xanh sáng 5. Thường mọc dưới tán cây khác 6. Phiến lá thường rộng Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 3, 5, 6. D. 2, 3, 5. Câu 7. Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng? (1) Tảo lục. (2) Thực vật. (3) Ruột khoang. (4) Nấm. (5) Trùng roi xanh. A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5). Câu 8. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng A. 250C - 300C. B. 200C - 300C. C. 250C - 350C. D. 300C - 350C.
- Câu 9. Hình bên là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp tế bào. Chú thích nào sau đây là đúng với kí hiệu (1), (2) trong hình? A. 1 – nước; 2 – khí nitrogen. B. 1 – khí nitrogen; 2 – khí oxygen. C. 1 – khí oxygen; 2 – khí carbon dioxide. D. 1 – khí carbon dioxide; 2 – nước. Câu 10. Vì sao có thể giữ các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt, ) lâu ngày trong túi chân không? A. Vì trong túi chân không kín khí nên vi sinh vật không vào được. B. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen rất thấp, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm. C. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen ổn định, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm. D. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen tăng cao, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm. Câu 11. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây? A. Khuếch tán. B. Thẩm thấu. C. Bán thấm. D. Đối lưu. Câu 12. Thực vật hấp thụ (1) và thải ra (2) mọi lúc. (1), (2) lần lượt là: A. oxygen, carbon dioxide. B. carbon dioxide, carbon dioxide. C. carbon dioxide, oxygen. D. oxygen, oxygen. Câu 13. Chức năng của khí khổng ở lá cây là: A. phân phối nước cho tất cả các bộ phận của lá. B. biến carbon dioxide thành thức ăn. C. vận chuyển không khí từ bộ phận này sang bộ phận khác của cây. D. cho phép trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong của thực vật. Câu 14. Quá trình trao đổi khí ở châu chấu được thực hiện qua: A. mang. B. da. C. hệ thống ống khí. D. phổi. Câu 15. Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây? A. Thịt động vật. B. Chất bột đường. C. Sản phẩm từ sữa. D. Chất xơ. Câu 16. Điều nào sau đây có thể báo hiệu sự bất thường về hô hấp? (1) Nồng độ oxygen trong phế nang thấp. (2) Nồng độ carbon dioxide cao trong phế nang. (3) Co cơ liên sườn khi hít vào. A. Chỉ (1). B. Chỉ (1) và (2). C. Chỉ (2) và (3). D. Cả (1), (2) và (3). Câu 17. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua: A. lông hút rễ. B. lá. C. thân. D. bề mặt cơ thể. Câu 18. Sự đóng lại của khí khổng khi được chiếu sáng là do: A. khí khổng mệt mỏi. B. thực vật thoát hơi nước quá mức. C. gió mạnh. D. tốc độ quang hợp cao.
- Câu 19. Kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (trồng cây không cần đất) gọi là: A. sinh sản. B. thủy canh. C. nuôi trồng thủy sản. D. nuôi cấy mô. Câu 20. Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ: A. dòng máu chảy liên tục. B. sự va đẩy của các tế bào máu. C. sự co bóp của mao mạch. D. sự co bóp của tim. Câu 21. Quá trình tiêu hóa thức ăn hoàn thành ở: A. gan. B. dạ dày. C. ruột non. D. ruột già. Câu 22. Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì: A. tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. mao mạch thường ở gần tim. C. số lượng mao mạch ít hơn. D. áp lực co bóp của tim tăng. Câu 23. Trong cây táo, đường được vận chuyển từ: A. lá đến quả táo non. B. quả táo non đến lá. C. cành đến lá. D. vùng sinh trưởng của rễ đến chóp rễ. Câu 24. Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách nào? A. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất. B. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. C. Thân của cây nắp ấm có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. D. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Câu 25. Cách tốt nhất để giảm cân là: A. ăn kiêng chất đạm và chất béo. B. tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt. C. ăn uống lành mạnh và tập thể dục. D. chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn. Câu 26. Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh? A. Vì khi đó lượng nước thoát ra môi trường nhiều qua hoạt động toát mồ hôi. Do vậy, con người cần uống nhiều nước để cân bằng lượng nước đã mất đi. B. Vì khi đó cơ thể nóng lên rất nhiều. Do đó, cần uống nhiều nước để làm mát cơ thể. C. Vì khi đó cơ thể nóng lên và cần nhiều năng lượng. Do đó, cần uống nhiều nước để chống mệt mỏi, hạn chế tối đa hiện tượng toát mồ hôi. D. Vì khi đó cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, cần uống nhiều nước để tăng cường quá trình thu nhận và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Câu 27. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp: A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp. B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng. C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng. D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.
- Câu 28. Cho các tập tính sau ở động vật. (1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ (4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản (7) Xiếc chó làm toán (8) Ve kêu vào mùa hè Những tập tính nào là học được? A. (1), (3), (6), (8) B. (2), (4), (5), (7) C. (1), (3), (5), (8) D. (2), (4), (6), (8) B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm): Trẻ em thường thích ăn “bim bim”. Theo em, loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào? Ăn nhiều bim bim có tốt cho sức khỏe không? Câu 30 (1,0 điểm): Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào? Câu 31 (1,0 điểm): Theo Luật Chăn nuôi 2018, gia súc là các loại động vật có vú, có 4 chân, được con người thuần hóa, làm vật nuôi. Tại sao vào những ngày mùa đông, cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? HẾT