Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
Câu 1. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
Câu 2. Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.
C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.
Câu 3. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Câu 4. Tướng giặc nào của nhà Thanh phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở trận Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Sầm Nghi Đống. B. Hứa Thế Hanh.
C. Tôn Sĩ Nghị. D. Càn Long.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học 2021 – 2022 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Luật pháp, Chính trị, văn học luật pháp thời Lê Sơ thời Lê Sơ Số câu 2,0 0,8 2,0 0,8 Số điểm câu điểm câu điểm Chủ đề 2: Chính trị, kinh tế, Chế độ giáo dục phong thời kiến nhà Nguyễn Nguyễn Số câu 3,0 1,2 3,0 1,2 Số điểm câu điểm câu điểm Quang Nguyên Trung đại nhân Chủ đề 3: phá quân thắng lợi Phong Thanh và ý trào Tây nghĩa lịch sử của Sơn phong trào Tây Sơn.
- 2,0 0,8 1,0 3,0 3,0 3,8 câu Điểm câu điểm câu điểm Hiểu được Hiểu hoàn những cảnh ra đời chính sách của chữ về kinh tế, quốc ngữ Chủ đề 4: văn hóa, nguyên Quang Trung xây giáo dục nhân chữ dựng đất quốc ngữ nước trở thành chữ viết chính thức 3,0 1,2 1,0 3,0 1,0 3,0 10 4,0 2,0 6,0 câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm 7,0 2,8 3,0 1,2 1,0 3,0 1,0 3,0 10 4,0 2,0 6,0 Tổng câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm 28% 12% 30% 30% 40% 60%
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN Năm học 2021 – 2022 Môn: Lịch sử 7 (Thời gian làm bài 45 phút) Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm). Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em Câu 1. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Nhân Tông Câu 2. Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì? A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh. C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm. D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà. Câu 3. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”. Câu 4. Tướng giặc nào của nhà Thanh phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở trận Ngọc Hồi và Đống Đa? A. Sầm Nghi Đống. B. Hứa Thế Hanh. C. Tôn Sĩ Nghị. D. Càn Long. Câu 5. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã có chính sách gì? A. Ban hành Chiếu khuyến khích kinh tế. B. Ban hành Chiếu phát triển đất nước. C. Ban hành Chiếu khuyến nông. D. Ban hành Chiếu lập học. Câu 6. Chữ viết nào được sử dụng làm chữ viết chính thức cho đất nước thời vua Quang Trung? A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Nôm và chữ Hán. D. Chữ Quốc ngữ.
- Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh? A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh. B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm. C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực. D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Câu 8. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì? A. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng. B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long. C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị. D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức. Câu 9. Vì sao ở thời Nguyễn việc khai hoang được quan tâm, diện tích canh tác tăng nhưng nông dân vẫn sống lưu vong nhiều? A. Do địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của dân. B. Do thiên tai xảy ra liên miên. C. Vì nạn tham nhũng phỗ biến. D. Vì tô thuế, phu dịch nặng nề. Câu 10. Vua Minh Mạng cho lập “Tứ Dịch Quán” để làm gì? A. Để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. B. Để dạy tiếng Pháp, Xiêm. C. Để dạy tiếng Hán. D. Để dạy chữ Quốc Ngữ. Phần II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn Câu 2 (3,0 điểm) Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta? Hết đề
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Môn: Lịch sử 7 Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A A C B D B A B Phần II. Tự luận (6,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm * Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn 0,75 kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy 0.75 nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại * Ý nghĩa lịch sử 0,75 + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền 1 phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. 0,75 + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. *Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ: - Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở lên phong phú và trong sáng. Một 0,75 số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. - Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ 0,75 phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ- La-tinh.→ Chữ Quốc ngữ ra đời *Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của 2 nước ta cho đến ngày nay vì: - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ 0,75 thông tin rất thuận tiện. - Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt 0,75 trong văn học viết. Hết