Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

Câu 1: Trong quá trình quang hợp nước đóng vài trò là:

A. Chất xúc tác B. Nguyên liệu

C. Dung môi D. Chất vận chuyển

Câu 2: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là:

A. các nhận biết. B. các phản ứng.

C. các kích thích. D. các cảm ứng.

Câu 3: Các cơ quan đảm nhận sự đào thải nước của cơ thể là?

(1) Phổi (2) Tuyến mồ hôi trên da

(3) Cơ quan bài tiết nước tiểu (4) Hệ tuần hoàn

A. (1), (4) B. (1), (2) C. (2), (4) D. (2), (3)

Câu 4. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là gì?

A. sự chuyển hóa vật chất B. Sự trao đổi chất

C. Sự chuyển hóa năng lượng D. Dòng năng lượng

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể:

A. Sinh tưởng B. Phát triển C. Cả A và B D. Cảm ứng

Câu 6. Trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ, cây xanh đã thực hiện chuyển hóa năng lượng nào?

A. Từ hóa năng thành quang năng B. Từ hóa năng thành nhiệt năng

C. Từ nhiệt năng thành quang năng D. Từ quang năng thành hóa năng

Câu 7: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

A. Nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp. B. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình.

C. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao. D. Nhiệt độ cao và độ ẩm trung bình.

docx 4 trang Thái Bảo 06/07/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

  1. Mã đề: 01 UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Khoa học tự nhiên 7 Năm học 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) (Ngày kiểm tra: 24/04/2023) I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Viết ra giấy kiểm tra chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời (tương ứng với đáp án) mà em lựa chọn: Câu 1: Trong quá trình quang hợp nước đóng vài trò là: A. Chất xúc tácB. Nguyên liệu C. Dung môiD. Chất vận chuyển Câu 2: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là: A. các nhận biết.B. các phản ứng. C. các kích thích.D. các cảm ứng. Câu 3: Các cơ quan đảm nhận sự đào thải nước của cơ thể là? (1) Phổi (2) Tuyến mồ hôi trên da (3) Cơ quan bài tiết nước tiểu (4) Hệ tuần hoàn A. (1), (4)B. (1), (2)C. (2), (4)D. (2), (3) Câu 4. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là gì? A. sự chuyển hóa vật chấtB. Sự trao đổi chất C. Sự chuyển hóa năng lượngD. Dòng năng lượng Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể: A. Sinh tưởngB. Phát triểnC. Cả A và BD. Cảm ứng Câu 6. Trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ, cây xanh đã thực hiện chuyển hóa năng lượng nào? A. Từ hóa năng thành quang năngB. Từ hóa năng thành nhiệt năng C. Từ nhiệt năng thành quang năngD. Từ quang năng thành hóa năng Câu 7: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây? A. Nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp. B. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình. C. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao. D. Nhiệt độ cao và độ ẩm trung bình. Câu 8. Vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn? A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn Câu 9. Vai trò của thoát hơi nước qua lá là gì ? A. giúp cho khí CO2 khuyếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cần cho quang hợp B. Tăng nhiệt độ của lá C. tăng lượng nước mà lá hấp thụ D. giúp cho khí O2 khuyếch tán vào bên trong lá Câu 10. Các con đường thoát hơi nước qua lá là những con đường nào? A. Qua khí khổng và cu tinB. Qua cu tin C. Qua hệ rễD. Qua khí khổng Câu 11. Các yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi nước và và các chất dinh dưỡng ở thực vật ? A. Độ ẩm, ánh sáng
  2. B. Ánh sáng, nhiệt độ, lượng nước trong đất, độ pH, độ tơi xốp, thoáng khí. C. Hàm lượng khí oxi trong đất, nhiệt độ D. ánh sáng Câu 12 . Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở : A. Một số vi khuẩn và thực vậtB. Tảo và một số vi khuẩn C. Thực vật và tảoD. Thực vật, tảo, và một số vi khuẩn Câu 13. Quá trình vận chuyển nước ở thực vật từ rễ lên lá nhờ cơ quan nào? A. Mạch râyB. Biểu bì vỏC. lông hútD. Mạch gỗ Câu 14. Cảm ứng là gì? A. Khả năng cảm ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường ngoài B. Khả năng thích ứng của sinh vật đối với các yếu tó bất lợi của môi trường ngoài C. Khả năng phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường D. Khả năng phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ trong cơ thể Câu 15: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Sáo học nói tiếng người. B. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. C. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. D. Khỉ tập đi xe đạp. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: A. Là hai quá trình độc lập nhau B. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau C. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển D. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng Câu 17. Sinh trưởng của cơ thể động vật là gì? A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể B. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể C. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào D. Quá trình tăng kích thước của các mô trong bộ não của động vật Câu 18. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: A. Cây con => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả => Hạt nảy mầm B. Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả =>Cây con => Hạt nảy mầm C. Hạt nảy mầm, => cây con => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả D. Cây con => Hạt nảy mầm => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả Câu 19. Chức năng của mô phân sinh là : A. Giúp cây lớn lênB. Giúp cây cứng cáp C. Giúp cây to ra về kích thước.D.Giúp cây sinh trưởng và phát triển Câu 20. Tại sao các nhà khoa học khi phát hiện sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước ? A. Nước hòa tan quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể B. Nước là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật C. Nước hòa tan các chất có sẵn trên các hành tinh D. Nước đảm bảo cho nhiệt độ trên hành tinh ổn định, điều kiện cho sinh vật phát triển Câu 21. Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm: A. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt. B. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt. C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt. D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt. Câu 22. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh đỉnh câyB. Mô phân sinh lỏng C. Mô phân sinh đỉnh rễD. Mô phân sinh bên Câu 23. Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là: A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cuaB. Châu chấu, ếch, muỗi
  3. C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồiD. Cá chép, gà, thỏ, khỉ Câu 24. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật tăng kích thướcB. Cơ thể thực vật ra hoa C. Cơ thể thực vật tạo hạtD. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa Câu 25: Tập tính học được là A. loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài. B. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài. C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. D. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững. Câu 26: Hiện tượng cảm ứng nào sau đây được con người ứng dụng để nhận biết sự thay đổi của thời tiết? A. Tính hướng sáng của côn trùng gây hại. B. Tính hướng sáng của cá. C. Độ cao khi bay của chuồn chuồn. D. Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại. Câu 27: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. B. Sáo học nói tiếng người. C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. D. Khỉ tập đi xe đạp. Câu 28: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây? a) Sinh trưởng. b) Thụ phấn. c) Quang hợp. d) Thoát hơi nước. e) Phát triển g) Ra hoa. h) Hình thành quả. A. 6.C. 7.D. 4. B. 3 Câu 29: Phát triển bao gồm: A. sinh trưởng và phân chia tế bào. B. phân chia và phân hóa tế bào, phát sinh các đột biến để hình thành cơ quan mới. C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh đột biến về hình thái cơ thể. Câu 30: Khi trời lạnh, nếu không được bổ sung thêm thức ăn thì sinh trưởng của động vật sẽ giảm do: A. khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất của động vật bị ức chế. B. khi trời lạnh, quá trình chuyển hóa năng lượng của động vật bị ức chế. C. khi trời lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. D. khi trời lạnh, động vật mất nhiều nước để duy trì nhiệt độ cơ thể. Câu 31: Biện pháp canh tác nào sau đây là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng? A. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính. B. Trồng xen canh hoặc làm luống. C. Tưới nước cho cây trồng. D. Trồng luân phiên các loại cây khác nhau. Câu 32: Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của: A. mô dẫn.D. mô xốp.B. mô biểu bì.C. mô phân sinh. Câu 33: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích? A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại. B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại. C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng. D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  4. Câu 34: Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật? (1) Cây con hướng về phía có ánh sáng. (2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch. (3) Cây nho leo trên giàn cao (4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ. (5) Em làm bài tập về nhà A. (1), (2), (3), (4)B. (1), (2), (3), (5) C. (1), (2), (4), (5)D. (2), (3), (4), (5) Câu 35: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì: A. dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và cho năng suất quả cao vượt trội. B. dễ nhân nhanh giống, tốn ít công chăm sóc và cho năng suất quả cao vượt trội. C. tránh được sâu bệnh gây hại, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) a, Tại sao trồng trọt, muốn có năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? b, Tại sao làm tăng kích thước bộ lá được coi là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng? Câu 2: (1 điểm) a. Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật? b. Tại sao vào những ngày hè năng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu? Câu 3: (1 điểm) Khi bị sốt cao, nôn hay tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước. Nếu chăm sóc người thân trong những trường hợp đó, em cần làm gì để bù nước cho cơ thể? Chúc các em thi tốt!