Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Kim Huệ (Có đáp án)

Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đổi xử giữa các con.

Câu 2. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần làm gì?

A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.

B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.

C. Giữ kín chuyện để không ai biết.

D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Rèn luyện tiết kiệm.

C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?

A. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

B. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.

C. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.

D. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.

Câu 5. Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Cãi nhau với hàng xóm.

B. Đánh bạc có tổ chức. D. Bắt nạt trẻ em .

Câu 6. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

A. Bố mẹ nuông chiều con cái.

B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.

C. Kinh tế kém phát triển.

D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.

docx 8 trang Thái Bảo 06/07/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Kim Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Kim Huệ (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II . NĂM HỌC 2022 - 2023. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Tổng Mức độ đánh giá % điểm Nội dung/chủ TT Mạch nội dung Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao đề/bài Nhận biết (TNKQ) (TL) (TL) (TL) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phòng, chống 2 câu Giáo dục kĩ 1 bạo lực học 0,5 điểm năng sống đường 2 Giáo dục Quản lí tiền 2 câu 0,5 điểm kinh tế 3 Giáo dục Phòng, chống tệ pháp luật nạn xã hội 2 câu ½ câu ½ câu 5,0 điểm Quyền và nghĩa 6 câu vụ của công dân 1 câu 1câu 4,0 điểm trong gia đình Tổng câu 12 câu 1,5 câu 1 câu ½ câu 10 điểm Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 30% 70% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022- 2023. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Mạch nội Số câu hỏi theo mức độ đánh giá STT Nội dung Mức độ đánh giá dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Giáo dục kĩ Phòng, Nhận biết : năng sống chống bạo - Nêu được các biểu hiện của 2TN lực học bạo lực học đường. đường - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. Vận dụng: - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường Vận dụng cao: Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học
  3. Mạch nội Số câu hỏi theo mức độ đánh giá STT Nội dung Mức độ đánh giá dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao đường. 2 Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa của việc 2TN quản lí tiền hiệu quả. Thông hiểu Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Giáo dục Quản lí tiền Vận dụng: Bước đầu biết quản kinh tế lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3 Nhận biết: - Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. 2TN ½ TL ½ TL - Nêu được một số quy định Phòng, Giáo dục của pháp luật về phòng, chống chống tệ nạn pháp luật tệ nạn xã hội. xã hội Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. - Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
  4. Mạch nội Số câu hỏi theo mức độ đánh giá STT Nội dung Mức độ đánh giá dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Vận dụng: - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Vận dụng cao: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Nhận biết: - Nêu được khái niệm gia đình. - Nêu được vai trò của gia đình. 6TN ½ TL ½ TL Quyền và - Nêu được quy định cơ bản nghĩa vụ của của pháp luật về quyền và công dân nghĩa vụ của các thành viên trong gia trong gia đình. đình Thông hiểu: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.
  5. Mạch nội Số câu hỏi theo mức độ đánh giá STT Nội dung Mức độ đánh giá dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Vận dụng: Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể. Tổng 12 câu 1,5 câu TL 1 câu TL ½ câu TL Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 30% 70% NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN BGH Phạm Thị Kim Huệ Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà
  6. UBND QUẬN HỒNG BÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN Năm học 2022 – 2023 Môn: Giáo dục công dân 7 (Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiểm tra. Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Phê bình học sinh trên lớp. D. Phân biệt đổi xử giữa các con. Câu 2. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần làm gì? A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. C. Giữ kín chuyện để không ai biết. D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 4. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm? A. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian. B. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết. C. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức. D. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân. Câu 5. Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội? A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Cãi nhau với hàng xóm. B. Đánh bạc có tổ chức. D. Bắt nạt trẻ em . Câu 6. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 7. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ. Câu 8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ A. bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con. B. đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con D. thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.
  7. Câu 9. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ là A. kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ. B. chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu. C. yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập. D. không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ. Câu 10. Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân? A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. B. Phát huy truyền thống dân tộc. C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ. D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Câu 11. Câu tục ngữ: “Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì? A. Anh, em phải trung thực với nhau. B. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. C. Anh, em phải lo cho nhau. D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau. Câu 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định ở bộ luật nào? A. Luật hình sự B. Luật dân sự C. Luật quân sự D. Luật hôn nhân và gia đình II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “Chị ngã, em nâng”. Câu 2 (3,0 điểm) Theo em, vì sao phải phòng chống các tệ nạn xã hội? Bản thân em đã có những biện pháp gì để không bị sa vào tệ nạn xã hội? Câu 3 (3,0 điểm) Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Nam đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập. a, Nhận xét việc làm của bố mẹ bạn Nam và của bạn Nam? b, Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? -HẾT-
  8. UBND QUẬN HỒNG BÀNG BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 Môn: Giáo dục công dân 7 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D D D B D D C A A B D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 HS đảm bảo các ý sau: Ý nghĩa câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” 1,0 - Câu tục ngữ muốn đề cao tình cảm của anh chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ. (HS diễn đạt tương tự) 2 - HS giải thích các lí do (HS nêu các hậu quả mà các tệ nạn xã hội 2,0 gây ra cho con người và xã hội) * Đối với bản thân + Gây tổn hại về sức khỏe con người, + Mất nhân cách, đạo đức, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp * Đối với gia đình + Hạnh phúc gia đình tan vỡ, kiệt quệ tài sản gia đình * Đối với xã hội + Ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, là con đường ngắn dẫn đến vi phạm pháp luật. + HS tự đề xuất việc làm 1,0 + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, Rèn kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh. + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. 3 a. Nhận xét 1,5 + Bố mẹ Nam đã quá nuông chiều con: chiều chuộng và thỏa mãn mọi điều kiện của con. + Còn bạn Nam không chịu học tập, rèn luyện, chỉ ăn chơi, đua đòi. b. Nếu là bạn của Nam em sẽ 1,5 + Khuyên bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan ngoãn, hiếu thảo với bố mẹ. + Thường xuyên quan tâm, gần gũi, giúp đỡ bạn học tập để bạn nhận ra lỗi lầm của mình.