Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ánh Nguyệt (Có đáp án)

Câu 1. Nhóm nào sau đây là động vật nguyên sinh

A. Trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị. B. Trùng biến hình, thủy tức, sứa.

C. Trùng roi, trùng sốt rét, hải quỳ. D. Trùng biến hình, trùng giày, san hô.

Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là

A. tự dưỡng. B. dị dưỡng. C. kí sinh. D. cộng sinh.

Câu 3. Trùng sốt rét có kiểu dinh dưỡng

A. tự dưỡng. B. dị dưỡng. C. kí sinh. D. cộng sinh.

Câu 4. Vòng đời của sán lá gan không khép kín khi nào?

A. Trứng sán đẻ ra gặp nước. B. Ấu trùng nở ra không gặp loài ốc thích hợp.

C. Trứng sán gặp được ốc thích hợp. D. Kén sán bám vào cây cỏ và trâu bò ăn phải.

Câu 5. Giun đât di chuyển bằng cách

A. co giãn cơ thể. B. vặn xoắn cơ thể. C. lộn đầu. D. sâu đo.

Câu 6. Tác hại của giun kim đối với con người là

A. làm người bệnh xanh xao, vàng vọt. B. làm người bệnh đau bụng, tắc ống mật.

C. làm người bệnh mắc bệnh chân voi. D. làm người bệnh ngứa ngáy ở hậu môn.

Câu 7. Sự trao đổi khí (hô hấp) của giun đất được thực hiện qua

A. phổi. B. da. C. ống khí. D. phổi và ống khí.

Câu 8. Loài sâu bọ gây hại cho lúa là

A. Rầy nâu. B. Muỗi. C. Ong mật. D. Bọ ngựa.

Câu 9. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?

A. Ấp trứng. B. Giữ thăng bằng. C. Bảo vệ trứng. D. Tự vệ.

Câu 10. Động vật nào sau đây thuộc ngành động vật có xương sống?

A. Bông thùa. B. Ruồi. C. Cá chép. D. Sò.

doc 5 trang Thái Bảo 20/07/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ánh Nguyệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ánh Nguyệt (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN MÔN: SINH HỌC 7 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vân dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Tên chủ đề Ngành Nhận biết được Động vật đại diện, đặc nguyên sinh điểm dinh 3 1.2 dưỡng của động vật nguyên sinh 3 1.2 Ngành Ruột Tính đa dạng Khoang về sinh sản của ruột 1 1.0 khoang 1 1.0 Các ngành Cách di Vòng đời Đặc điểm Giun chuyển của phát triển của cấu tạo giun đất sán lá gan. phù hợp Tác hại của với đời 4 1.6 một số loài sống của giun giun đất 1 0.4 2 0.8 1 0.4 Ngành Đặc điểm Vai trò của thân Thân mềm cấu tạo mềm của trai 2 2.0 sông 1 1.0 1 1.0 Ngành Vai trò của sâu Đặc điểm Tập tính Vai trò của 2 0.8 2 2.0 Chân khớp bọ chung của hoạt động nghề nuôi sâu bọ sống của tôm của tôm nước ta và địa phương 1 0.4 1 1.0 1 0.4 1 1.0
  2. Lớp Cá Nhận biết đại Sự phù hợp 1 0.4 1 2.0 diện thuộc lớp giữa cấu tạo cá và chức năng đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với đời sống ở nước của cá chép 1 0.4 1 1.0 Tổng 6 2.4 2 2.0 2 0.8 2 2.0 2 0.8 1 1.0 1 1.0 10 4.0 6 6.0 24% 20% 8% 20% 8% 10% 10% 40% 60% NHÓM TRƯỞNG TT CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU Trần Thị Ánh Nguyệt Bùi Thị Thuận Cao Thị Hằng
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Sinh học 7 (Thời gian 45 phút) - Đề thi có 01 trang - Học sinh làm bài vào tờ giấy thi I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Ghi lại vào tờ giấy kiểm tra chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Nhóm nào sau đây là động vật nguyên sinh A. Trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị. B. Trùng biến hình, thủy tức, sứa. C. Trùng roi, trùng sốt rét, hải quỳ. D. Trùng biến hình, trùng giày, san hô. Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là A. tự dưỡng. B. dị dưỡng. C. kí sinh. D. cộng sinh. Câu 3. Trùng sốt rét có kiểu dinh dưỡng A. tự dưỡng. B. dị dưỡng. C. kí sinh. D. cộng sinh. Câu 4. Vòng đời của sán lá gan không khép kín khi nào? A. Trứng sán đẻ ra gặp nước. B. Ấu trùng nở ra không gặp loài ốc thích hợp. C. Trứng sán gặp được ốc thích hợp. D. Kén sán bám vào cây cỏ và trâu bò ăn phải. Câu 5. Giun đât di chuyển bằng cách A. co giãn cơ thể. B. vặn xoắn cơ thể. C. lộn đầu. D. sâu đo. Câu 6. Tác hại của giun kim đối với con người là A. làm người bệnh xanh xao, vàng vọt. B. làm người bệnh đau bụng, tắc ống mật. C. làm người bệnh mắc bệnh chân voi. D. làm người bệnh ngứa ngáy ở hậu môn. Câu 7. Sự trao đổi khí (hô hấp) của giun đất được thực hiện qua A. phổi. B. da. C. ống khí. D. phổi và ống khí. Câu 8. Loài sâu bọ gây hại cho lúa là A. Rầy nâu. B. Muỗi. C. Ong mật.D. Bọ ngựa. Câu 9. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì? A. Ấp trứng. B. Giữ thăng bằng. C. Bảo vệ trứng. D. Tự vệ. Câu 10. Động vật nào sau đây thuộc ngành động vật có xương sống? A. Bông thùa. B. Ruồi. C. Cá chép. D. Sò. II. TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm). Chứng minh tính đa dạng về sinh sản của ruột khoang bằng cách nêu các hình thức sinh sản của chúng. Câu 2 (1.0 điểm). Trình bày vai trò của thân mềm. Câu 3 (1.0 điểm). Trình bày đặc điểm cấu tạo của trai sông. Câu 4 (1.0 điểm). Nêu đặc điểm chung của sâu bọ Câu 5 (1.0 điểm). Theo em: nghề nuôi tôm ở nước ta có vai trò như thế nào? Nêu ví dụ? Câu 6 (1.0 điểm). Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép phù hợp với đời sống bơi lặn. Hết đề
  4. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Sinh học 7 I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C B A D B A C C II: TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu Nôi dung Điểm Câu 1 Các hình thức sinh sản của ruột khoang là: 1.0 điểm * Sinh sản vô tính - Mọc chồi: Khi đầy đủ thức ăn một số loài ruột khoang thường sinh 0.25 đ sản vô tính bằng cách mọc chồi. - Tái sinh: Ruột khoang có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 0.25 đ một phần cơ thể cắt ra * Sinh sản hữu tính: Được thụ tinh giữa tế bào trứng và tinh trùng. Sinh 0.5 đ sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn Câu 2 * Lợi ích: 1.0 điểm - Làm thức ăn cho người và động vật 0.2 đ - Làm đồ trang sức, trang trí 0.2 đ - Làm sạch môi trường nước 0.2 đ - Có giá trị xuất khẩu và địa chất 0.2 đ * Tác hại: Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán 0.2 đ Câu 3 Cấu tạo của trai sông: 1.0 điểm * Vỏ trai: - Gồm 2 mảnh, gắn với nhau nhờ bản lề, trên vỏ có các vòng tăng 0.2 đ trưởng, chỗ lồi của vỏ gọi là đỉnh vỏ. - Vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. 0.2 đ * Cơ thể trai: Gồm 3 phần: - Lớp ngoài ( ống thoát, ống hút, áo trai) 0.2 đ - Lớp giữa (mang) 0.2 đ - Lớp trong ( tấm miệng, lỗ miệng, thân, chân) 0.2 đ Câu 4 Đặc điểm chung của sâu bọ: 1.0 điểm - Cơ thể có 3 phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng 0.3 đ - Đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân và hai đôi cánh 0.4 đ - Hô hấp bằng ống khí 0.3 đ Câu 5 - Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng, là mặt hàng xuất 0.25 đ 1.0 điểm khẩu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. - Ví dụ + Cung cấp thực phẩm tươi sống, đông lạnh, khô 0.25 đ + Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. 0.25 đ + Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. 0.25 đ Câu 6 Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép phù hợp với đời sống bơi lặn: 1.0 điểm - Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân 0.2 đ - Mắt cá không có mi, mắt tiếp xúc với môi trường nước 0.2 đ - Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến chất nhày 0.2 đ - Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp 0.2 đ - Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân 0.2 đ