Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)
Câu 1: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp, là những lớp nào?
A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng
B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi
C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôiS
D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ
Câu 2: Tôm ở nhờ sống cộng sinh với loài nào sau đây?
A. Hải quỳ B. San hô C. Cá D. Mực
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
A. Không có khả năng di chuyển.
B. Chân hình lưỡi rìu.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Trai sông có 2 mảnh vỏ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_20.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)
- UBND QUÂN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: SINH HỌC 7 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau ( mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp, là những lớp nào? A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôiS D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ Câu 2: Tôm ở nhờ sống cộng sinh với loài nào sau đây? A. Hải quỳ B. San hô C. Cá D. Mực Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai? A. Hô hấp bằng mang. B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai? A. Không có khả năng di chuyển. B. Chân hình lưỡi rìu. C. Hô hấp bằng mang. D. Trai sông có 2 mảnh vỏ. Câu 5: Cái ghẻ sống kí sinh ở đâu trên cơ thể người? A. Trong xương người B. Ở gan người C. Trên da người D. Máu người Câu 6: Vỏ tôm được cấu tạo bằng chất nào sau đây? A. Kitin. B. Xenlulôzơ. C. Keratin. D. Collagen. Câu 7: Thân mềm nào sau đây gây hại cho nông nghiệp? A. Ốc sên. B. Ốc hương C. Mực. D. Bạch tuộc. Câu 8: Loài nào sau đây thuộc lớp Sâu bọ có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng? A. Châu chấu B. Bướm. C. Bọ ngựa. D. Dế trũi Câu 9: Chân khớp nào có đời sống xã hội trong các loài sau? A. Kiến B. Bọ ngựa C. Chuồn chuồn D.Tôm Câu 10: Cơ quan hô hấp của tôm sông là? A. Phổi B. Da C. Mang D. Da và phổi Câu 11: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp Sâu bọ phá hại cây trồng và mùa màng cần phải phòng trừ? A. Ruồi. B. Châu chấu. C. Ong mật. D. Bọ ngựa Câu 12: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu? A. Trong đất B. Kí sinh trong cơ thể động vật C. Trên cây D. Dưới nước
- Câu 13: Trai sông là đại diện thuộc ngành động vật nào trong các ngành sau? A. Ngành động vật nguyên sinh B. Ngành thân mềm. C. Ngành chân khớp. D. Ngành động vật có xương sống Câu 14: Thức ăn của nhện là gì? A. Vụn hữu cơ B. Sâu bọ C. Thực vật D. Mùn đất Câu 15: Bọ cạp có độc ở phần nào trên cơ thể? A. Kìm B. Trên vỏ cơ thể C. Trong miệng D. Cuối đuôi Câu 16: Bộ phận nào sau đây của nhện không thuộc phần đầu – ngực? A. Đôi kìm B. Đôi chân xúc giác C. 4 đôi chân bò D. Lỗ sinh dục Câu 17: Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét? A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng. B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột. C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng. D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ. Câu 18: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù. B. Thu hút con mồi lại gần tôm. C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm. D. Giúp tôm có màu sắc giống màu sắc môi trường sống Câu 19: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh? A. Bọ ngựa. B. Bọ rầy. C. Bọ chét. D. Rận. Câu 20: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở vị trí nào? A. Đỉnh của đôi râu thứ nhất. B. Đỉnh của tấm lái. C. Gốc của đôi râu thứ hai. D. Gốc của đôi càng. Câu 21: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm? A. Có vỏ đá vôi. B. Cơ thể phân đốt. C. Có khoang áo. D. Hệ tiêu hoá phân hoá. Câu 22: Ở Tôm sông cái, bộ phận nào có chức năng ôm trứng? A. Chân bụng. B. Chân hàm. C. Chân ngực. D. Râu. Câu 23: Lớp giáp xác có khoảng bao nhiêu loài? A. 10 nghìn B. 20 nghìn C. 30 nghìn D. 40 nghìn Câu 24: Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và tự vệ? A. Đôi kìm có tuyến độc. B. Đôi chân xúc giác. C. Núm tuyến tơ. D. Bốn đôi chân bò. Câu 25: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau : (1): Chăng tơ phóng xạ. (2): Chăng các tơ vòng. (3): Chăng bộ khung lưới. Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.
- A. (3) → (1) → (2). B. (3) → (2) → (1). C. (1) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1). Câu 26: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm? A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. B. Có hệ thống ống khí. C. Vỏ cơ thể bằng kitin. D. Cơ thể phân đốt. Câu 27: Nhóm nào sau đây chỉ có các đại diện thuộc ngành Thân mềm? A. Mực, sứa, ốc sên B. Bạch tuộc, ốc sên, sò C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan D. Rươi, vắt, sò Câu 28: Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần? A. Có hai phần gồm đầu và bụng B. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng C. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng D. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất Câu 29: Loài nào sau đây có tập tính đào lỗ để đẻ trứng? A. Ốc sên B. Ốc vặn C. Trai sông D. Tôm Câu 30: Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì? A. Hấp thu chất dinh dưỡng B. Nghiền nát thức ăn C. Nhào trộn thức ăn D. Tiết dịch vị vào dạ dày Câu 31: Phát biểu nào sau đây về muỗi là đúng? A. Chỉ muỗi đực mới hút máu. B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu C. Chỉ muỗi cái mới hút máu. D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu Câu 32: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Trong hoạt động hô hấp, châu chấu hít và thải khí thông qua (1) ở (2) . A. (1): lỗ miệng; (2): mặt lưng B. (1): lỗ miệng; (2): mặt bụng C. (1): lỗ thở; (2): mặt lưng D. (1): lỗ thở; (2): mặt bụng Câu 33: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào so với châu chấu trưởng thành? A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh. C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh. Câu 34: Vì sao nói châu chấu là loại Sâu bọ gây hại cho cây trồng? A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng B. Vì chúng hút nhựa cây C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây D.Vì chúng gặm chồi non và lá cây
- Câu 35: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung nổi bật của Sâu bọ? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng. D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh Câu 36: Loài chân khớp nào sau đây biết chăn nuôi động vật? A. Ong mật B. Kiến C. Mọt hại gỗ D. Nhện đỏ Câu 37: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính? A. Thần kinh phát triển cao B. Có số lượng cá thể lớn C. Có số loài lớn D. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau Câu 38: Trai lấy thức ăn bằng cách nào? A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi B. Lọc nước C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ D. Tấn công làm tê liệt con mồi Câu 39: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng? A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp. Câu 40: Ốc sên tự vệ bằng cách nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù. B. Tấn công bằng tua đầu và tua miệng. C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. HẾT
- BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ 01 1D 2A 3A 4A 5C 6A 7B 8B 9A 10C 11B 12D 13B 14B 15D 16D 17C 18D 19A 20C 21B 22A 23B 24A 25A 26B 27B 28C 29A 30D 31C 32D 33A 34D 35C 36B 37A 38B 39A 40C Giáo viên Tổ trường CM BGH duyệt KT. Hiệu trưởng Phó HT Đặng Ngọc Diệp Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng