Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Bằng (Có đáp án)
Câu 1. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì
A. thịnh đạt. B. Ăng-co. C. Bay-on. D. hoàng kim.
Câu 2. Thành tựu kiến trúc nổi bật của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. Vạn Lý Trường Thành. B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Thạt Luổng. D. Quần thể đền Ăng-co.
Câu 3. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”
A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Ngô Quyền. D. Lê Long Đĩnh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Bằng (Có đáp án)
- MỤC TIÊU - MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở cuối học kỳ I lớp 7; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình: + Phong trào Văn hóa Phục hưng. + Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. + Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. + Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 – 1009). + Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á. + Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á. + Vị trí địa lí, phạm vi đặc điểm tự nhiên Châu Phi. + Đặc điểm dân cư xã hôi Châu Phi. + Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Châu Phi - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. 2. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học và tự chủ: Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra. - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm để điều chỉnh hành vi. - Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những phẩm chất tốt đẹp. Xác định được lí tưởng sống của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân để phù hợp với các giá trị đạo đức. 3. Phẩm chất: - Thông qua việc học tập và làm bài kiểm tra sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: + Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra cuối kỳ để đạt kết quả tốt. + Trách nhiệm: Hiểu về môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, các loài động vật hoang dã. + Yêu nước: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Tổng Mức độ đánh giá Mạch nội dung % điểm TT Nội dung/chủ đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phần Lịch Sử 1 Tây Âu từ thế kỉ Phong trào Văn hóa 2 câu 2 câu 0,5 V đến nửa đầu Phục hưng. 0,5 đ đ thế kỉ XVI 2 Ấn Độ từ thế kỉ Văn hóa Ấn Độ thời 1 câu ½ câu ½ câu IV đến giữa thế phong kiến 1,5 đ 1,0 đ 0,5 đ kỉ XIX 3 Đông Nam Á từ Khái quát lịch sử 2 câu 0,5 2 câu nửa sau thế kỉ X Đông Nam Á đ 0,5 đ đến nửa đầu thế Vương quốc Cam- 2 câu 0,5 2 câu kỉ XVI pu-chia đ 0,5 đ Vương quốc Lào 1 câu 1 câu 1,0 đ 1,0 đ 4 Việt Nam từ đầu Công cuộc xây dựng thế kỉ X đến thế và bảo vệ đất nước 2 câu 0,5 2 câu 4 câu kỉ XV thời Ngô, Đinh, đ 0,5 đ 1,0 đ Tiền Lê (939 – 1000) Tổng câu 8 2 + 1/2 1 1/2 12 Tổng điểm 2đ 1,5 1đ 0,5đ 5đ Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 50%
- Phần Địa Lí 5 Châu Á Đặc điểm dân cư xã 2 câu 0,5 2câu hội Châu Á đ 0,5 đ Bản đồ chính trị 2 câu Châu Á. Các khu 2 câu 0,5 0,5 đ vực Châu Á đ Thực hành: tìm 1 câu hiểu một số nền 1TL (0,5 kinh tế lớn của 0.5 đ điểm) Châu Á 6 Châu Phi Vị trí địa lí, phạm vi 2,5 câu và đặc điểm tự 2 câu ½ TL 1,5 đ nhiên Châu Phi 0,5 đ 1 đ Đặc điểm dân cư xã 2 câu hội Châu Phi 2 câu 0,5 đ 0,5 đ Phương thức con 2,5 câu người khai thác và 2 câu ½ TL 1,5 đ bảo vệ thiên nhiên 0,5 đ 1 đ Tổng câu 8 2 + 1/2 1/2 1/2 12 Tổng điểm 2đ 1,5 1đ 0,5đ 5đ Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 50% Tỉ lệ chung sử địa 40% 30% 20% 10% 100%
- III. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội Vận TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao A. Phần Lịch sử 1 Tây Âu từ Phong trào Nhận biết: 2 TN thế kỉ V đến Văn hóa - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào (câu nửa đầu thế Phục hưng. văn hoá Phục hưng. 9,10) kỉ XVI 2 Ấn Độ từ Văn hóa Ấn Nhận biết thế kỉ IV Độ thời – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn đến giữa thế phong kiến Độ kỉ XIX – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu ½ TL - Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá (câu 1) của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng cao: - Liên hệ những thành tựu văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến ½ TL nền văn hóa Việt Nam. (câu 1) 3 Đông Nam Khái quát Nhận biết: 2 TN Á từ nửa lịch sử Đông - Chỉ tên các nước của khu vực Đông Nam Á hiện nay. (câu 7,8)
- sau thế kỉ X Nam Á - Sự ra đời của một số vương quốc cổ ở Đông Nam Á. đến nửa đầu Vương quốc Nhận biết thế kỉ XVI Cam-pu-chia – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc 2 TN Campuchia. (câu 1,2) - Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. Vương quốc Vận dụng: 1 TL Lào - Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời (câu 2) Lan Xang. 4 Việt Nam từ Công cuộc Nhận biết đầu thế kỉ X xây dựng và – Nêu được những nét chính về thời Ngô đến thế kỉ bảo vệ đất – Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh nước thời Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh XV 2 TN Ngô, Đinh, – Nêu được đời sống xã hội, văn hoá thời Ngô – Đinh – 2 TN Tiền Lê (939 Tiền Lê (câu (câu 3,4) – 1010) Thông hiểu 5,6) – Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981): – Giới thiệu được nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. 8 câu 2 câu 1 câu ½ câu Tổng TNKQ TNKQ TL TL + ½ câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 5 Châu Á Đặc điểm Nhận biết 2 câu TN dân cư xã – Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố (câu 11, hội Châu Á dân cư và các đô thị lớn. 12)
- Bản đồ Nhận biết chính trị – Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của 2 câu TN Châu Á. châu Á. (câu 13, Các khu vực – Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội châu Á 14) Châu Á - Trình bày được đặc điểm của các khu vực Châu Á Thực hành: Vận dụng cao tìm hiểu một – Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các 1 câu số nền kinh nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: TL tế lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). Câu 4 Châu Á 6 Châu Phi Vị trí địa lí, Nhận biết phạm vi và – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích đặc điểm tự thước châu Phi. 2 câu TN nhiên Châu Thông hiểu (câu 15, Phi – Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên 16) 1/2 câu châu Phi: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. TL Câu 3a Đặc điểm Thông hiểu dân cư xã – Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân 2 câu hội Châu cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi: tăng nhanh dân số; TN Phi vấn đề nạn đói; vấn đề xung đột quân sự, (câu 19, 20) Phương Nhận biết thức con – Biết được một trong những vấn đề môi trường trong sử 2 câu TN người khai dụng thiên nhiên ở châu Phi: vấn đề săn bắn và buôn bán (câu 17, thác và bảo động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác, 18) vệ thiên Vận dụng nhiên - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác
- thiên nhiên ở các môi trường khác nhau (môi trường nước, 1/2 câu sinh vật ) TL Câu 3b 8 câu 2 câu 1 câu ½ câu Tổng TNKQ TNKQ TL TL + ½ câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% Tỉ lệ chung sử địa % 40% 30% 20% 10% BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hà Lan Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đỗ Thị Khánh Nguyễn Văn Bằng
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: 701 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 18/12/2023 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) (Hãy chọn đáp án đúng rồi tô vào Phiếu trả lời) Câu 1. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì A. thịnh đạt. B. Ăng-co. C. Bay-on. D. hoàng kim. Câu 2. Thành tựu kiến trúc nổi bật của Vương quốc Cam-pu-chia là A. Vạn Lý Trường Thành. B. Thánh địa Mỹ Sơn. C. Thạt Luổng. D. Quần thể đền Ăng-co. Câu 3. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý? A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội). Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau? “Vua nào thuở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?” A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Ngô Quyền. D. Lê Long Đĩnh. Câu 5. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43). B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938). Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. B. Dưới vua là Lục bộ (Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công). C. Chính quyền ở địa phương được chia thành các: lộ, phủ, châu. LS&ĐL701 - Trang 1/3
- D. Bộ máy quan lại gồm: ban văn, ban võ và tăng quan, đạo quan. Câu 7. Hiện nay, khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước? A. 9 nước. B. 10 nước. C. 11 nước. D.12 nước. Câu 8. Vào khoảng thế kỉ X, Vương quốc Pa-gan được thành lập ở A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a). B. đồng bằng sông Mê Công. C. lưu vực công I-ra-oa-đi. D. lưu vực sông Chao Phray-a. Câu 9. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là A. Đôn-ki-hô-tê. B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét. C. Bữa tối cuối cùng. D. Nàng Mô-na Li-sa. Câu 10. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là A. “những người vĩ đại”. B. “những nhà khai sáng”. C. “những người xuất chúng”. D. “những người khổng lồ”. Câu 11. Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là A. 143 người/km2. B. 147 người/km2. C. 149 người/km2. D. 150 người/km2. Câu 12. Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu? A. Môn-gô-lô-it B. Ơ-rô-nê-ô-it C. Ô-xtra-lô-it D. Nê-grô-it Câu 13: Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính? A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu. Câu 14: Phần nhiều các nước châu Á là các nước A. phát triển. B. đang phát triển. C. có thu nhập bình quân đầu người cao. D. công nghiệp hiện đại. Câu 15: Châu Phi có diện tích thứ 3 trên thế giới, đứng sau A. châu Á, châu Mỹ. B. châu Á, châu Đại Dương. C. châu Á, châu Âu. D. châu Á, châu Nam Cực. Câu 16: Kênh đào Xuy-ê nối A. Biển Đỏ Với Địa Trung Hải. B. Biển Đỏ với vịnh A-đen. C. Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. D.Vịnh A-đen và Ấn Độ Dương. Câu 17: Người dân châu Phi ở vùng ven sa mạc đã làm gì để ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa? A. Tham gia dự án trồng rừng. B. Trồng cây ăn quả. C. Trồng cây công nghiệp. D. Phát triển du lịch kết hợp với thủy lợi. LS&ĐL701 - Trang 2/3
- Câu 18: Ở châu Phi, quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường nào có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất so với các môi trường còn lại? A. Môi trường hoang mạc. B. Môi trường cận nhiệt. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường xích đạo. Câu 19: Châu Phi có nhiều di sản lịch sử nhưng chưa được khai thác triệt để là do A. xung đột quân đội và sắc tộc. B. kinh tế chậm phát triển. C. chưa có nguồn vốn đầu tư. D. di sản bị xuống cấp không cải tạo Câu 20: Quốc gia nào có nền văn minh sông Nin rực rỡ? A. Nam Phi B. Ai Cập C. Công – gô D. Ăng - gô – la II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Ấn Độ thời phong kiến? Theo em, những thành tựu đó đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời kì Lan Xang( thế kỉ XV – XVII)? Câu 3 (2 điểm): Em hãy a. Giải thích vì sao mạng lưới sông ngòi Châu Phi phân bố không đều? b. Người dân châu Phi gặp phải những khó khăn gì khi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới? Câu 4 (0.5 điểm): Bằng kiến thức đã học, chứng minh rằng Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế mới nổi trên thế giới? Chúc các em làm bài tốt! LS&ĐL701 - Trang 3/3
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Mã đề 701 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm Câu Đáp án Điểm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A B D B C C B D 5 điểm Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A C B A A A A A B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm * Những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời phong kiến: 1 - Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, đạo Phật thịnh hành, đạo Hồi được du nhập 0,25 1,5 điểm và phát triển. - Chữ viết: Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh và trở thành ngôn ngữ 0,25 chính. - Văn học: phong phú, đa dạng với nhiều thể loại thơ ca lịch sử, kịch 0,25 thơ, truyện thần thoại - Kiến trúc điêu khắc: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật 0,25 giáo, Hin-du giáo, Hồi giáo. * Học sinh có thể lựa chọn những một tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ có ảnh hưởng đến Việt Nam để đánh giá. - Tôn giáo: Phật giáo góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa Việt Nam 0.25 trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, giáo dục - Kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ (ví dụ tháp 0.25 Chăm ). * Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang: 2 - Thời kì này, tổ chức bộ máy nhà nước kiện toàn, nền kinh tế thịnh đạt, 0, 5 1 điểm đời sống xã hội ổn định, văn hóa phát triển - Đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử của Vương quốc Lào song diễn ra trong thời gian ngắn (trong vòng hai thế kỉ). Từ 0, 5 thế kỉ XVIII về sau, triều đại Lan Xang suy yếu dần và bị thực dân Pháp xâm lược.
- 3 a. Mạng lưới sông ngòi Châu Phi phân bố không đều vì: 2 điểm Vì nguồn cung cấp chính cho nước sông, hồ là mưa; lượng mưa của 1 đ từng khu vực khí hậu khác nhau vì vậy mạng lưới sông hồ phân bố không đều b.Người dân châu Phi gặp phải những khó khăn khi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới là: - Phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa 0,25đ - Tình trạng thoái hóa đất 0,25 đ - Nguồn nước khan hiếm 0,25 đ - Nhiều loại sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng 0,25 đ 4 Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế mới nổi trên thế giới: 0,5 điểm - Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc vẫn là quốc gia nghèo. Nhưng nhờ chính sách phát triển kinh tế mà Hàn Quốc 0,25đ có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài: trung bình 8% từ năm 1962 đến 1989 ( GDP bình quân tăng từ 79 USD/người năm 1960, nay là 43.290 USD/người năm 2018) - Ngày nay nền kinh tế đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới. 0,25đ BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hà Lan Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đỗ Thị Khánh Nguyễn Văn Bằng
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: 702 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 18/12/2023 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm): (Hãy chọn đáp án đúng rồi tô vào Phiếu trả lời) Câu 1. Người lập ra Vương quốc Campuchia là A. Vua Giay-a-vac-man I. B. Vua Giay-a-vac-man II. C. Vua Giay-a-vac-man III. D. Vua Giay-a-vac-man IV. Câu 2. Ngoài chữ Phạn, người Campuchia còn sử dụng chữ viết A. La tinh. B. Khơ-me. C. Hán. D. Nôm. Câu 3. Dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào dưới đây thuộc tầng lớp bị trị? A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. B. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, nô tì. C. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu. D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư. Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau? “Vua nào thuở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?” A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Ngô Quyền. D. Lê Long Đĩnh. Câu 5. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43). B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938). Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê? A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt. B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt. C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập. LS&ĐL702 - Trang 1/3
- D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt. Câu 7. Hiện nay, khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước? A. 9 nước. B. 10 nước. C. 11 nước. D.12 nước. Câu 8. Vào khoảng thế kỉ XIII, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời ở A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a). B. đồng bằng sông Mê Công. C. lưu vực công I-ra-oa-đi. D. Lưu vực sông Chao Phray-a. Câu 9. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là A. Đôn-ki-hô-tê. B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét. C. Bữa tối cuối cùng. D. Nàng Mô-na Li-sa. Câu 10. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là A. “những người vĩ đại”. B. “những nhà khai sáng”. C. “những người xuất chúng”. D. “những người khổng lồ”. Câu 11. Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu? A. Môn-gô-lô-it B. Ơ-rô-nê-ô-it C. Ô-xtra-lô-it D. Nê-grô-it Câu 12. Quốc gia đông dân nhất châu Á năm 2019 là A. Trung Quốc B. Thái Lan C. Việt Nam D. Ấn Độ Câu 13: Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính? A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu. Câu 14: Phần nhiều các nước châu Á là các nước A. phát triển. B. đang phát triển. C. có thu nhập bình quân đầu người cao. D. công nghiệp hiện đại. Câu 15: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở A. phía Bắc và phía Nam của châu Phi. B. phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi. C. bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê. D. sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát. Câu 16: Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở khu vực A. Tây Phi. B. Đông Phi. C. Bắc Phi. D. Nam Phi. Câu 17: Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo chủ yếu là gì? A. Sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn. B. Khai thác và đánh bắt thủy sản. C. Phát triển du lịch và giao thông vận tải. D. Chăn nuôi và trồng rừng. LS&ĐL702 - Trang 2/3
- Câu 18: Ở châu Phi, quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường nào có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất so với các môi trường còn lại? A. Môi trường cận nhiệt. B. Môi trường hoang mạc. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường xích đạo. Câu 19: Châu Phi có nhiều di sản lịch sử nhưng chưa được khai thác triệt để là do A. xung đột quân đội và sắc tộc. B. kinh tế chậm phát triển. C. chưa có nguồn vốn đầu tư. D. di sản bị xuống cấp không cải tạo. Câu 20: Quốc gia nào có nền văn minh sông Nin rực rỡ? A. Nam Phi B. Ai Cập C. Công – gô D. Ăng - gô – la II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Theo em, những thành tựu đó đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời kì Lan Xang( thế kỉ XV – XVII)? Câu 3 (2 điểm): Em hãy a. Theo em, hậu quả của nạn săn bắn voi lấy ngà ở Châu Phi có ảnh hưởng như thế nào đến đến sự đa dạng sinh vật trên thế giới? b. Người dân châu Phi gặp phải những khó khăn gì khi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới? Câu 4 (0.5 điểm): Bằng kiến thức đã học, chứng minh rằng Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế mới nổi trên thế giới? Chúc các em làm bài tốt! LS&ĐL702 - Trang 3/3
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Mã đề 702 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm Câu Đáp án Điểm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B B B D A C A B D 5 điểm Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A C B C C A B A B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm * Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa 1 thế kỉ XIX: 1,5 điểm - Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, đạo Phật thịnh hành, đạo Hồi được du nhập 0,25 và phát triển. - Chữ viết: Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh và trở thành ngôn ngữ 0,25 chính. - Văn học: phong phú, đa dạng với nhiều thể loại thơ ca lịch sử, kịch 0,25 thơ, truyện thần thoại - Kiến trúc điêu khắc: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật 0,25 giáo, Hin-du giáo, Hồi giáo. * Học sinh có thể lựa chọn những một tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ có ảnh hưởng đến Việt Nam để đánh giá. - Tôn giáo: Phật giáo góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa Việt Nam 0.25 trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, giáo dục - Kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ (ví dụ tháp 0.25 Chăm ). * Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang: 2 - Biểu hiện: tổ chức bộ máy nhà nước kiện toàn, nền kinh tế thịnh đạt, 0, 5 1 điểm đời sống xã hội ổn định, văn hóa phát triển - Đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử của Vương 0, 5 quốc Lào song diễn ra trong thời gian ngắn (trong vòng 2 TK). Từ TK VIII về sau, triều đại Lan Xang suy yếu dần và bị thực dân Pháp xâm
- lược. 3 a. Hậu quả: 2 điểm - Một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. 0,5 đ 0,5 đ - Đe dọa phá vỡ hoàn toàn sự đa dạng của hệ sinh vật toàn cầu b. Người dân châu Phi gặp phải những khó khăn khi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới là: - Phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa 0,25 đ - Tình trạng thoái hóa đất 0,25đ - Nguồn nước khan hiếm 0,25đ - Nhiều loại sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng 0,25đ 4 Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế mới nổi trên thế giới: 0,5 điểm - Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc vẫn là quốc gia nghèo. Nhưng nhờ chính sách phát triển kinh tế mà Hàn Quốc 0,25đ có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài: trung bình 8% từ năm 1962 đến 1989 ( GDP bình quân tăng từ 79 USD/người năm 1960, nay là 43.290 USD/người năm 2018) - Ngày nay nền kinh tế đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới. 0,25đ BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hà Lan Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đỗ Thị Khánh Nguyễn Văn Bằng