Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử & Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Thụy
Câu 1: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu 2: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là gì?
A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội
B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên
C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên
D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người
Câu 3: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
A. Chữ Hin-đu B. Chữ Phạn C. Chữ Nho D. Chữ tượng hình
Câu 4: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
A. Xoá bỏ Hồi giáo
B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ
C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh
tế, văn hoá Ấn Độ
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh
Câu 5: Đâu là công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến?
A. Đền Ăng-co Vát B. Thạt Luổng C. Thánh địa Mỹ Sơn D. Đại bảo tháp
San-chi
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_dia_li_lop_7_nam_hoc_2.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử & Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Thụy
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LSĐL711 Ngày thi: 16/12/2022 Thời gian làm bài: 60 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM): Dùng bút chì tô vào ô tương ứng với đáp án đúng trong phiếu làm bài Câu 1: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì? A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc. B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng, C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa. Câu 2: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là gì? A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người Câu 3: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì? A. Chữ Hin-đu B. Chữ Phạn C. Chữ Nho D. Chữ tượng hình Câu 4: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì? A. Xoá bỏ Hồi giáo B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ D. Xây dựng chính quyền vững mạnh Câu 5: Đâu là công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến? A. Đền Ăng-co Vát B. Thạt Luổng C. Thánh địa Mỹ Sơn D. Đại bảo tháp San-chi Câu 6: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào? A. Cam-pu-chia và Việt Nam B. Thái Lan và Mi-an-ma C. Ấn Độ và Trung Quốc D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma Câu 7: Thời kì phát triển huy hoàng của Vương quốc Cam-pu-chia là thời kì nào? A. Thời kì huy hoàng B. Thời kì Chân Lạp C. Thời kì hoàng kim D. Thời kì Ăng-co Câu 8: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc Câu 9: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước? A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này
- D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này Câu 10: Vì sao sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân? A. Sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán B. Chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu C. Đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh D. Các quan lại ngoại thích lộng quyền Câu 11. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào? A. Dãy Hi-ma-lay-a B. Dãy núi U-ran C. Dãy At-lat D. Dãy Al-det Câu 12: Núi già ở châu Âu phân bố tập trung ở đâu? A. Phía Nam. B. Phía Bắc và trung tâm. C. Phía Đông. D. Phía Tây. Câu 13: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu như thế nào? A. Cao B. Thấp C. Rất thấp D. Rất cao Câu 14: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hoá ở châu Âu? A. Tỉ lệ dân thành thị cao. B. Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị. C. Đô thị hoá nông thôn phát triển. D. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp. Câu 15. Sơn nguyên nào sau đây đồ sộ nhất ở châu Á? A. Sơn nguyên Đê can. B. Sơn nguyên Trung Xi-bia. C. Sơn nguyên Tây Tạng. D. Sơn nguyên I-ran. Câu 16. Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm mấy phần diện tích châu Á? A. 1/2 diện tích châu Á. B. 1/4 diện tích châu Á. C. 3/4 diện tích châu Á. D. toàn bộ diện tích châu Á Câu 17. Dân cư ở châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào? A. Đồng bằng và ven biển. B. Cao nguyên ba dan. C. Sơn nguyên đá vôi. D. Núi cao hiểm trở. Câu 18. Năm 2020, châu Á có bao nhiêu đô thị có từ 10 triệu dân trở lên? A. 20 đô thị. B. 34 đô thị. C. 21 đô thị. D. 37 đô thị. Câu 19. Khí hậu khu vực Bắc Á như thế nào? A. mát mẻ quanh năm. B. ẩm ướt. C. ôn hòa. D. lạnh giá, khắc nghiệt. Câu 20. Khu vực Tây Nam Á có dòng sông nổi tiếng nào sau đây? A. Ti-grơ. B. Xưa Đa-ri-a. C. A-mu Đa-ri-a. D. Ô-bi. PHẦN II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM): Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hoá thời Ngô. Câu 2 (1.5 điểm): Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co? Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày đặc điểm khí hậu châu Á? Nêu ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên? Câu 4 (1.5 điểm): Cho bảng số liệu: Số dân và mật độ dân số của châu Á và thế giới năm 2020 Châu lục Số dân (triệu người) Mật độ dân số (Người/km2) Châu Á 4641,1 150 Thế giới 7794,8 60
- a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân số thế giới. Nêu nhận xét về số dân và mật độ dân số của châu Á. b. Em hãy cho biết số dân và mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2020.