Đề cương ôn tập thi cuối kỳ II các môn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Thụy
Choose the correct option for each gap in the sentences.
1. Nam used to_______ morning exercise when he got up early.
A. did B. does C. doing D. do
2. I didn’t _______ eat with chopsticks when I lived in America.
A. use to B. used to C. use D. to be
3. How _____is it from the Earth to the moon?
A. long B. much C. far D. distance
4. It stars Marlon Brandon as the Godfather. He won an Oscar for his ______ as the boss.
A. action B. performance C. actress C. direction
5. Did you read that ______ of the Chainsaw Massacre at Halloween?
- It said that the film was so moving.
A. review B. report C. recommend D. summary
6. The movie was so terrible. ______, Tom saw it from beginning to end.
A. Nevertheless B. In spite of C. Despite D. Although
4. The film on TV last morning made me _____.
A. bore B. boring C. bored D. boredom
5. She’s sure that they will find the film______.
A. entertain B. entertaining C. entertainment D. entertained
6. People put pumpkin _____ outside their homes during Halloween.
A. lights B. neon sign C. lanterns D. lamp
7. Tet holiday is the most important ______ for Vietnamese people.
A. celebration B. activity C. action D. anniversary
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_thi_cuoi_ky_ii_cac_mon_lop_7_nam_hoc_2021_20.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập thi cuối kỳ II các môn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Thụy
- NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN ANH 7 NĂM HỌC 2021-2022 A. LANGUAE FOCUS: GRAMMAR: How far The future continuous Used to The future simple passive -ed and –ing adjectives Will for prediction Connectors: although, despite/ in Possessive pronouns spite of, however/ nevertheless. H/ Wh questions Comparisons: fewer / less / more + nouns Adverbial phrases Tag questions PRONUNCIATION: Sounds: /e/, /ei/, /t/, /d/, /id/. Stress: two syllables, three syllables. B. EXERCISES: I. PHONICS: Find the word which has a different sound in the underlined part in each line. 1. A. train B. railway C. waiting D. air 2. A. station B. pavement C. traffic D. information 3. A. ahead B. healthy C. seatbelt D. bread 4. A. helicopter B. entertaining C. schedule D. kilometre 5. A. head B. seat C. heavy D. weather 6. A. wanted B. washed C. worked D. stopped 7. A. divided B. embarrassed C. crowded D. excited 8. A. indicate B. take C. performance D. mistake 9. A. excited B. wanted C. filled D. decided 10. A. frightened B. disappointed C. amazed D. terrified Choose the word which has a different stress patter from the others: 11. A. affect B. circle C. critic D. Easter 12. A. festive B. fossil C. greasy D. affect 13. A. gripping B. harvest C. invest D. highlight 14. A. panel B. replace C. pedal D. poster 15. A. agree B. hurry C. enter D. visit 16. A. biogas B. cultural C. criminal D. disaster 17. A. celebration B. competition C. beautiful D. decoration 18. A. dangerous B. driverless C. energy D. performer 19. A. environment B. electricity C. available C. suggestion 20. A. plentiful B. abundant C. renewable D. consumption II. VOCABULARY AND GRAMMAR: Choose the correct option for each gap in the sentences. 1. Nam used to___ morning exercise when he got up early. A. did B. does C. doing D. do 2. I didn’t ___ eat with chopsticks when I lived in America. A. use to B. used to C. use D. to be 3. How ___is it from the Earth to the moon? A. long B. much C. far D. distance 4. It stars Marlon Brandon as the Godfather. He won an Oscar for his ___ as the boss. A. action B. performance C. actress C. direction 5. Did you read that ___ of the Chainsaw Massacre at Halloween? - It said that the film was so moving. A. review B. report C. recommend D. summary 6. The movie was so terrible. ___, Tom saw it from beginning to end. A. Nevertheless B. In spite of C. Despite D. Although 4. The film on TV last morning made me ___. A. bore B. boring C. bored D. boredom
- 5. She’s sure that they will find the film___. A. entertain B. entertaining C. entertainment D. entertained 6. People put pumpkin ___ outside their homes during Halloween. A. lights B. neon sign C. lanterns D. lamp 7. Tet holiday is the most important ___ for Vietnamese people. A. celebration B. activity C. action D. anniversary 8. ___ do people organize this festival? - To pray for better crops. A. What B. How C. Why D. How long 9. ___will the Elephant Race Festival be held next year? - In Dong Van village. A. When B. Where C. How D. Who 10. ___ stamps are those on the table? – My uncle’s. A. Which B. What C. Whose C. How often 11. I think that solar energy can be a/ an ___ source of energy in 2025. A. inexpensive B. alternative C. limited D. non-renewable 12. If everyone wastes energy such as: oil, coal, etc, it will quickly run ___. A. in B. at C. out D. from 13. We ___ the low energy light bulbs in the kitchen at this time tomorrow morning. A. will put B. will be putting C. will be put D. put 14. The tax on petrol ___ to 15% next September. A. increases B. will increase C. will be increasing D. will be increased 15. By the year 2020, people in my city ___ energy from wind. A. will use B. will be using C. will be used D. are going to use 16. Coal ___ by another renewable source. A. will be replaced B. will replace C. will be replacing D. will replaced 17. He managed to ___ the boat between the rocks. A. ride B. drive C. sail D. pedal 18. Will you ___ a taxi or a train? A. walk B. take C. fly D. make 19. In the future, most people will travel ___ flying trains. A. in B. at C. on D. of 20. We ___ automatic plane to travel around the world in 2031. A. own B. will own C. will be owning D. will be owned 21. The black scarf is Tom’s, ___ is red. A. I B. me C. my D. mine 22. A: Mary, ___ spaghetti sauce is delicious! B: Thank you, but it’s not as good as ___. A. yours - your B. your – yours C. yours - yours D. your - your 23. “ ” is an underground train system, especially the one in Paris. A. Metro B. Monowheel C. Skytrain 24. “ ” has one wheel and is very easy to fall. A. Monowheel B. Hover scooter C. Sky safety system 25. When using a , you can do anything you like such as reading or sleeping. A. driverless car B. solar-powered car C. high-speed train 26. Maybe this transport invention will be used a lot in the future because it’s convenient and A. gridlocked B. environmentally friendly C. weird 27. This morning I couldn’t go to work in time because of roads. A. gridlocked B. supersonic C. solar-powered 28. grandfather used to take us fishing. A. Mine B. My C. Our D. Ours 29. This dessert is but you can have it. A. my B. mine C. yours D. delicious 30. Whose is this? It’s A. mine B. me c. my D. I 31. We moved into the new house three weeks ago but we still don’t have new phone number. A. we B. us C. our D. ours 32. She didn’t have coat so he gave
- Bài 4: Cho vuông tại A (AB 2BM d, Chứng minh MBA MBC Bài 5: Cho ABC có M, N là trung điểm AB, AC. Lấy điểm I thuộc tia đối của NM sao cho NI = NM. Chứng minh: BC a, CI // AB và CI = MB b, MN // BC và MN 2 Bài 6: Cho có AB > AC. Trên AB lấy điểm F sao cho AF = AC, AD là phân giác của . F là điểm bất kì thuộc tia AD. Chứng minh: a, AFD ACD b, AED AEF c, AB – AC = BF Bài 7: Cho vuông tại C có Aˆ 600 . Tia phân giác của BAĈ cắt BC tại E. Kẻ EK AB tại K. Kẻ BD AE tại D. Chứng minh: a, AC = AK và AE CK . b, K là trung điểm AB. c, EB > AC. d, AC, BD, KE cùng đi qua một điểm. Bài 8: Cho nhọn, AH BC . Vẽ các điểm D và E sao cho các đường thẳng AB và AC lần lượt là các đường trung trực của các đoạn thẳng HD và HE. a, Chứng minh: AD = AE. b, Gọi M, N lần lượt là giao điểm của đường thẳng DE với AB, AC. Chứng minh rằng HA là tia phân giác của MHN . c, Chứng minh DAE 2 MHB . d, Chứng minh AH, BN và CM đồng quy tại một điểm. Bài 9: Cho có AB 8000 , 60 . Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Tia phân giác của góc ABC cắt AD tại H và AC tại E. Gọi F là trung điểm của DC, AF cắt CH tại K. a, So sánh các cạnh của . b, Chứng minh: ABE DBE . c, Chứng minh: BE > AD. d, Chứng minh: KC = 2KH. NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2021-2022 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn các bài từ tuần 19 đến tuần 31 trong đó trọng tâm kiến thức: - Bài 12: Sống ABC và làm việc có kế hoạch - Bài 13 : Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam B. YÊU CẦU ÔN TẬP: - Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện liên quan các đơn vị kiến thức - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ thể hiện nội dung kiến thức đã học. - Làm các bài tập tình huống trong SGK, SBT phát triển năng lực GDCD Lớp 7 - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế. C. HÌNH THỨC RA ĐỀ: Trắc nghiệm 50% (20 câu), Tự luận 50% D. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Khi xây dựng kế hoạch cần cân đối giữa các nhiệm vụ nào? A.Vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi B. Lao động, học tập
- C. Rèn luyện,học tập, lao động, hoạt động nghỉ ngơi, phụ giúp gia đình D. Rèn luyện,học tập, lao động, phụ giúp gia đình Câu 2. Sống và làm việc có kế hoạch là gì? A. Làm việc theo sở thích B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường C. Sắp xếp công việc hằng ngày một cách hợp lí để thực hiện có hiệu quả D. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ Câu 2. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của ai? A. Gia đình B. Nhà trường C. Gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân. D. Nhà nước Câu 3. Bổn phận của trẻ em là? A. Yêu Tổ quốc. B. Không tham gia bất cứ một việc gì. C. Muốn làm việc gì tùy thích. D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc. Câu 4. “Trẻ em được chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình” là thuộc nhóm quyền? A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam. C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam. Câu 5. Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm môi trường? A. Chặt phá cây rừng bừa bãi B. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ động vật quý hiếm. C. Trồng thêm cây xanh. D. Bỏ rác đúng nơi quy định. Câu 6. Trong các địa danh sau, địa danh nào là di tích lịch sử văn hóa? A. Vịnh Hạ Long B. Bến nhà Rồng C. Động Phong Nha – Kẻ Bàng C. Sông Hồng Câu 7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai? A.Toàn dân C. Cơ quan có thẩm quyền B. Nhà nước D. Công ty, nhà máy Câu 8. Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước là A.Công nông đầu tiên B. Việt Nam dân chủ công hòa C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam D. Nước Việt Nam Câu 9. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan? A. 1 cơ quan B. 2 cơ quan C. 3 cơ quan D. 4 cơ quan Câu 10. Bản chất của Nhà nước ta là gì? A. Thuộc gia cấp Tư sản B. Thuộc tầng lớp công – nông C. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước D. Của dân do dân và vì dân Câu 11. Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan? A. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử C. Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, cơ quan quyền lực D. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát Câu 12. Hành vi nào góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Buôn bán động vật quý hiếm B. Vứt rác bừa bãi C. Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ D. Trồng cây xanh Câu 13. Ngày nào trong năm được chọn làm ngày môi trường thế giới?
- A. Ngày 04 tháng 6 B. Ngày 06 tháng 6 C. Ngày 07 tháng 6 D. Ngày 05 tháng 6 Câu 14. Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể? A. Cố đô Huế B. Thánh địa Mĩ Sơn. C. Phố cổ Hội An. D. Không gian cồng chiêng Tây Nguyên Câu 15. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan? A. Đi lễ nhà thờ. B. Đi chùa cầu nguyện C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. Câu 16. Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 2-7-1976 B. Ngày 2-9-1976 C. Ngày 2-9-1945 D. Ngày 7-2-1976 Câu 17. Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng bổn phận của trẻ em? A. Vâng lời ông bà, cha mẹ B. Bỏ học đi chơi C. Không đánh bạc D. Đi học đúng giờ Câu 18. Thành phần nào dưới đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên? A. Công trình thủy lợi B. Rừng cây C. Các mỏ khoáng sản D. Động vật quý hiếm Câu 19. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 20. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. E. DẠNG CÂU HỎI TỰ LUẬN * Câu hỏi lý thuyết Câu 1. Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Thế nào là bảo vệ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên? Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường ở trường học? Câu 2. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? Câu 3. Khi được hưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trẻ em cần phải có bổn phận gì? Gia đình, xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền này? Câu 4. Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là gì? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa? Câu 5. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là gì? Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Câu 6. Bộ máy Nhà nước có mấy loại cơ quan? Hãy nêu tên, chức năng và nhiệm vụ của từng loại cơ quan đó? * Bài tập tình huống: - Bài 1. Cho tình huống : Dù là học sinh lớp 9 nhưng khi gần đến ngày thi vào cấp 3, Tâm vẫn cùng bạn bè nghỉ học đi chơi. Khi bị gia đình nhắc nhở, Tâm chỉ cười và nói: “Con đã có cách để thi đỗ rồi”. Trước hôm thi, Tâm mang theo rất nhiều lễ vật lên chùa gần nhà với suy nghĩ: “Chỉ cần mình thành tâm lên chùa làm lễ thì sẽ được phù hộ, không cần học cũng được điểm cao”. a. Em có nhận xét gì về hành động của bạn Tâm? b. Nếu là bạn của Tâm, em sẽ làm gì? c. Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? - Bài 2. Cho tình huống : An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh để khỏi mất công suy nghĩ". Câu hỏi : a. Em nhận xét gì về hành vi của An? b. Nếu em là bạn thân của An, em sẽ làm gì ?
- NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN MỸ THUẬT 7 NĂM HỌC 2021-2022 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: HS ôn tập các thể loại tranh theo đề tài. II. ĐỀ TÀI: 1. Tranh đề tài phong cảnh 2. Tranh đề tài học tập 3. Tranh đề tài an toàn giao thông 4. Tranh tĩnh vật 5. Vẽ trang trí 6. Tranh đề tài tự do 7. Tranh đề tài gia đình NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2021-2022 PHẦN I: NỘI DUNG - Ngành động vật có xương sống: Bài 37, 40; 44; 46; 48; 49; 50; 51 - Sự tiến hóa của động vật: Bài 55; 56 - Động vật và đời sống con người: Bài 57; 58; 59; 60 PHẦN II: MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân. B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. C. Có khả năng di chuyển rất xa. D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày. Câu 3: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ? A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt Câu 4: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh? A. Thường hoạt động vào ban đêm. B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông. C. Móng rộng, đệm thịt dày. D. Chân cao, dài. Câu 5: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì? A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể.
- Câu 6: : Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại? A. Vi khuẩn E coli B. Vi khuẩn Myoma C. Vi khuẩn Calixi D. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi Câu 7: Đặc điểm của động vật rất nguy cấp: A. Số lượng cá thể giảm 80% B. Số lượng cá thể giảm 50% C. Số lượng cá thể giảm 20% D. Loài động vật quý hiếm được nuôi hoặc bảo tồn Câu 8: Đặc điểm của động vật ít nguy cấp: A. Loài động vật quý hiếm được nuôi hoặc bảo tồn B. Số lượng cá thể giảm 20% C. Số lượng cá thể giảm 80% D. Số lượng cá thể giảm 50% Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước? A. Thường săn mồi vào ban đêm. B. Nguồn thức ăn chủ yếu là lươn, trạch đồng. C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm. Câu 10: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã. C. Số lượng cá thể trong quần thể . D. Số lượng loài, số lượng cá thể trong một loài. Câu 11: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng A. thấp B. trung bình C. cao D. rất thấp Câu 12: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? 1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại 2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường 3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện 4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 1, 3, 4 Câu 13: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì? A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể. B. Dự trữ năng lượng chống rét. C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Giúp chim giữ nhiệt và dự trữ năng lượng . Câu 14: Số loài động vật trên Trái Đất là A. 1 triệu loài B. 1,5 triệu loài C. 2 triệu loài D. 2,5 triệu loài Câu 15: Loài nào KHÔNG sinh sản bằng hình thức vô tính? A. Trùng giày B. Trùng roi C. Trùng biến hình D. Cá chép B. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Chú thích hình 46; 49.1A; 49.2B; 56.3 Câu 2: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. Câu 3: Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú; Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt. Câu 4: Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.Cho ví dụ. Câu 5: Nêu vai trò của lớp Thú đối với đời sống con người. Cho ví dụ minh họa. Câu 6: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học. Là học sinh em phải làm gì? NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN THỂ DỤC 7 NĂM HỌC 2021-2022
- Nội dung ôn tập kiểm tra : Cầu lông. + Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật động tác phát cầu thuận tay, trái tay thấp gần. Mức độ ĐẠT: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật động tác. NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI KỲ II MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2021-2022 I/ LÍ THUYẾT 1. Sự nhiễm điện do cọ xát. 2. Sự tương tác giữa hai loại điện tích. Khi nào vật nhiễm điện dương? Khi nào vật nhiễm điện âm? 3. Tác dụng của nguồn điện. Phân biệt dòng điện và dòng điện trong kim loại. Khi nào có dòng điện chạy trong mạch? 4. Chất dẫn điện, chất cách điện? Nêu ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. 5. Các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh họa. 6. Cường độ dòng điện: Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo. 7. Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo hiệu điện thế. Ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi nguồn điện. Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện. 8. Trong đoạn mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? II.BÀI TẬP: Các bài tập trong SGK và SBT từ bài 17 đến bài 27 về các dạng: 1/ Bài tập định tính: Giải thích các hiện tượng nhiễm điện, chất dẫn điện, chất cách điện như bài C1, C2, C3/49 SGK; 17.9; 20.3; 26.16 SBT 2/ Câu hỏi thực tế: a/ Tại sao vào những ngày mùa đông, thời tiết khô hanh, khi ta cởi lớp áo len ở phía ngoài thì nghe thấy tiếng nổ lép bép và thấy những tia sáng nhỏ li ti? b/ Khi thấy có người bị điện giật ta có nên cầm tay người đó để kéo ra không? Tại sao? Lúc này ta nên xử lí như thế nào? c/ Khi ta sử dụng quạt điện sau một thời gian thì quạt hơi nóng khi ta chạm tay vào. Đó là tác dụng gì của dòng điện? Trong trường hợp này có lợi hay có hại? Tại sao? d/ Các thiết bị như tủ lạnh, máy vi tính, máy lạnh hoạt động bình thường ở hiệu điện thế định mức là 220V. Theo em chúng sẽ hoạt động như thế nào khi chúng được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế lớn hơn hoặc nhỏ hơn hiệu điện thế định mức? 3/ Bài tập định lượng: a/Vẽ sơ đồ mạch điện. b/Tính U hoặc I trong đoạn mạch nối tiếp như các bài: 27.3; 27.4; 27.10; 27.11 SBT. III. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO: 1. Đề ôn tập Vật lí khối 7 chương 3 (Hệ thống học và thi trực tuyến HanoiStydy) 2. Một số câu hỏi bổ sung: Câu 1: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Máy bơm nước chạy điện C. Công tắc B. Dây dẫn điện ở gia đình D. Đèn báo của tivi Câu 2: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng phát sáng. D. Tác dụng hóa học. Câu 3: Để mạ vàng cho một vỏ đồng hồ người ta sử dụng tác dụng nào sau đây của dòng điện? A. Tác dụng sinh lý. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng hóa học D. Tác dụng phát sáng. Câu 4: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong A. chạy điện khi châm cứu. B. chụp X – quang C. đo điện não đồ D. đo huyết áp Câu 5: Cường độ dòng điện cho biết điều gì?
- A. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện. C. Độ sáng của một bóng đèn. B. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch. D. Vật bị nhiễm điện hay không. Câu 6: Ampe kế là dụng cụ để đo A. cường độ dòng điện B. hiệu điện thế C. công suất điện D. điện trở Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn? A. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn. B. Đèn sáng càng yếu thì số chỉ của ampe kế càng lớn. C. Số chỉ của ampe kế tăng lên thì độ sáng của đèn giảm đi. D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau. Câu 8: Trên ampe kế KHÔNG có dấu hiệu nào dưới đây? A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn. B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện. C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA. D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. Câu 9: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 350 mA B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,6A. Câu 10: Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế bằng 0? A. Giữa hai cực của pin còn mới khi chưa mắc vào mạch. B. Giữa hai đầu bóng đèn ghi 3V khi chưa mắc vào mạch. C. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng. D. Giữa hai đầu chuông điện đang reo. Câu 11: Yếu tố KHÔNG cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là: A. Kích thước của vôn kế C. Cách mắc vôn kế trong mạch. B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế. D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế. Câu 12: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có ý nghĩa nào dưới đây? A. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế hai đầu bóng đèn phải là 220V. B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V. C. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế 220V. D. Bóng đèn có thể tạo ra được một hiệu điện thế 220V. Câu 13: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 14: Sơ đồ mạch điện KHÔNG có tác dụng nào sau đây? A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng