Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Thuý
Câu 1. Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định?
A. Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
B. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường, lớp.
C. Không gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức.
D. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112.
Câu 2. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần
A. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
Câu 3. Chủ thể tham gia vào bạo lực học đường là
A. học sinh, sinh viên. B. người lao động.
C. người trên 18 tuổi. D. người dưới 20 tuổi.
Câu 4. Trong giờ ra chơi, bạn T gặp bạn Q và có hành vi đe dọa, hẹn gặp bạn Q cuối giờ học ở ngoài nhà trường để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là Q em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm đến lời nói của bạn.
B. Báo với cô giáo để có biện pháp kịp thời.
C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để hỗ trợ khi gặp T.
D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Thuý
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II GDCD 7 NĂM HỌC: 2023- 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Lập bảng hệ thống và học thuộc: STT Bài Quy định Trách nhiệm Cách ứng phó, của PL của HS phòng ngừa 1. Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường 2. Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội STT Bài Khái Nguyên Các loại Hậu quả niệm nhân TNXH 1. Bài 10: Tệ nạn xã hội B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: I. Trắc nghiệm: Câu 1. Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định? A. Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. B. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường, lớp. C. Không gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức. D. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112. Câu 2. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần A. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. B. đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường. D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường. Câu 3. Chủ thể tham gia vào bạo lực học đường là A. học sinh, sinh viên. B. người lao động. C. người trên 18 tuổi. D. người dưới 20 tuổi.
- Câu 4. Trong giờ ra chơi, bạn T gặp bạn Q và có hành vi đe dọa, hẹn gặp bạn Q cuối giờ học ở ngoài nhà trường để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là Q em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mặc kệ, không quan tâm đến lời nói của bạn. B. Báo với cô giáo để có biện pháp kịp thời. C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để hỗ trợ khi gặp T. D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực. Câu 5. Là một người học sinh, em cần làm gì để tránh bạo lực học đường? A. Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. B. Sống vì cái tôi, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên mọi người. C. Xa lánh, tránh tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh. D. Thường xuyên xem những phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. Câu 6. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là A. 111 B. 112 C. 113 D. 114 Câu 7. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần. B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng. C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình. D. Gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật. C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới. D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội. Câu 9. Phương án nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân. B. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia. C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ. D. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh. Câu 10. Để tránh vấp phải tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta không nên có hành động nào sau đây? A. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội. B. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. C. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết. D. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
- Câu 11. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tệ nạn xã hội. B. Bạo lực học đường. C. Bạo lực gia đình. D. Xâm hại dân chủ. Câu 12. Tệ nạn xã hội phổ biến không bao gồm A. ma túy. B. cờ bạc. C. mại dâm. D. chặt rừng. Câu 13. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Buôn bán, vận chuyển chất ma túy. B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Tổ chức buôn bán hàng hóa nông nghiệp. D. Tham gia xuất khẩu lao động để làm kinh tế. Câu 14. Hành vi của chủ thể nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Chị T rủ rê chị M tham gia vào đường dây mại dâm. B. Bà H tổ chức hoạt động mua thần bán thánh” tại địa phương. C. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội. D. Ông Z bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp. Câu 15. Cuối tuần Q sang rủ M đi chơi bài ăn tiền cùng một nhóm bạn. Nếu là M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Đồng ý và tham gia chơi cùng các bạn. B. Từ chối và khuyên bạn không nên tham gia. C. Đồng ý và yêu cầu rủ thêm bạn cùng lớp. D. Mặc kệ bạn chơi nhưng bản thân không chơi. II. Tự Luận: Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến. Câu 2: Em hãy cho biết hậu quả của tệ nạn xã hội. Câu 3. Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao? - Ý kiến A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. - Ý kiến B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. - Ý kiến C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất. - Ý kiến D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. Câu 4: V và Y đang là học sinh cấp 2, Y có một người anh trai thường xuyên giao du với một nhóm người xấu. Một hôm sang nhà bạn, V vô tình phát hiện anh Y đang sử dụng chất ma túy. V bảo Y, Y biết nhưng không muốn báo công an, đồng thời cũng dặn V không được báo. Nghe bạn, V cũng không báo công an.
- a/ Theo em, trong trường hợp này ai đã vi phạm pháp luật? Cho biết những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng đó. b/ Nếu em là bạn của V và Y trong trường hợp trên, em sẽ làm gì? Câu 5. Anh P sau khi có hành vi đánh người gây thương tích và trộm một số lượng vàng lớn tại nhà anh K đã chạy trốn và về qua nhà. Ông Q là bố anh P biết sự việc đã khuyên con trai đi bỏ trốn. a/ Trong trường hợp trên, chủ thể nào chưa thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Vì sao? b/ Nếu em là người nhà của anh P và ông Q, em sẽ làm gì? Câu 6: Em hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 50% tự luận + 50% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Dương Nguyễn Thu Thuý