Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Lan

Câu 1: Trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư có viết: “...năm 1184, người buôn bán các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Pa-lem-bang - ở tây In-đô-nê-xi-a) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán”.

Đoạn viết trên phản ánh điều gì về tình hình kinh tế nước Đại Việt thời Lý?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp

Câu 2: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần là gì?

A. Quốc sử viện. B. Thái y viện.

C. Tôn nhân phủ. D. Hàn lâm viện.

Câu 3: Nhà Trần chú trọng đến việc sửa sang luật pháp và đã ban hành bộ luật nào?

A. Hoàng Việt luật lệ. B. Luật Hồng Đức.

C. Hình thư. D. Quốc triều hình luật.

Câu 4: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”?

A. Cho quân sĩ luân phiên cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động.

B. Cho toàn bộ cấm quân về địa phương tham gia sản xuất.

C. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động.

D. Cho những quân sĩ tinh nhuệ giữ hoàng cung còn tất cả về quê sản xuất.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Nho giáo thời Trần là gì?

A. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.

B. Đạo Phật phát triển dẫn đến quyền lực của vua bị thu hẹp.

C. Nhân dân không còn theo và ủng hộ đạo Phật.

D. Tư tưởng của Nho giáo đề cao bình đẳng nam nữ.

Câu 6: Biểu hiện về sự phát triển của Nho giáo dưới thời Trần là gì?

A. Nhiều sư tăng được bổ nhiệm và giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

B. Nhiều nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

C. Nhiều công trình kiến trúc như chùa, tháp, tượng phật được xây dựng.

D. Nhiều đạo sĩ được phụ trách các cơ quan quan trọng của nhà nước.

docx 6 trang Thái Bảo 31/07/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Lan

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Năm học: 2021 – 2022 Môn: LỊCH SỬ 7 A. NỘI DUNG Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Bài 11: Cuộc khánh chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: Trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư có viết: “ năm 1184, người buôn bán các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Pa-lem-bang - ở tây In-đô-nê-xi-a) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán”. Đoạn viết trên phản ánh điều gì về tình hình kinh tế nước Đại Việt thời Lý? A. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp. B. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp. C. Sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp. D. Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Câu 2: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần là gì? A. Quốc sử viện. B. Thái y viện. C. Tôn nhân phủ. D. Hàn lâm viện. Câu 3: Nhà Trần chú trọng đến việc sửa sang luật pháp và đã ban hành bộ luật nào? A. Hoàng Việt luật lệ. B. Luật Hồng Đức. C. Hình thư. D. Quốc triều hình luật. Câu 4: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Cho quân sĩ luân phiên cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động. B. Cho toàn bộ cấm quân về địa phương tham gia sản xuất. C. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động. D. Cho những quân sĩ tinh nhuệ giữ hoàng cung còn tất cả về quê sản xuất. Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Nho giáo thời Trần là gì? A. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. B. Đạo Phật phát triển dẫn đến quyền lực của vua bị thu hẹp. C. Nhân dân không còn theo và ủng hộ đạo Phật. D. Tư tưởng của Nho giáo đề cao bình đẳng nam nữ. Câu 6: Biểu hiện về sự phát triển của Nho giáo dưới thời Trần là gì? A. Nhiều sư tăng được bổ nhiệm và giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. B. Nhiều nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. C. Nhiều công trình kiến trúc như chùa, tháp, tượng phật được xây dựng. D. Nhiều đạo sĩ được phụ trách các cơ quan quan trọng của nhà nước. Câu 7: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là: A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai). B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam). C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội). D. Trận Bạch Đằng. Câu 8: Sự kiện chính trị nào càng thúc đẩy nhanh sự sụy sụp của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV? A. Phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ. B. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ nắm quyền. C. Nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân. D. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt.
  2. Câu 9: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần có đặc điểm như thế nào? A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ. B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều có dấu hiệu suy tàn. C. Văn học chữ Nôm có bước phát triển mạnh và chiếm vị trí độc tôn. D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh và văn học chữ Nôm bước đầu phát triển. Câu 10: Triều đại nhà Trần đã thực hiện chế độ chính trị đặc biệt gì trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam? A. Chế độ “ngụ binh ư nông”. B. Chế độ Thái thượng hoàng. C. Chế độ quân chủ quý tộc. D. Chế độ điền trang, thái ấp. Câu 11: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là gì? A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. B. Thực hiện chính sách quốc phòng toàn dân. C. Xây dựng quân đội đông đảo, tinh nhuệ. D. Xây dựng quân đội theo chủ trương “Cốt ở tinh nhuệ, không cốt đông”. Câu 12: Vì sao văn học thời Trần và văn học cách mạng thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ đều thể hiện tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc? A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự chủ, tự cường của dân tộc được dâng cao. B. Do đất nước liên tục phải đương đầu với giặc ngoại xâm và đều đánh thắng kẻ thù. C. Do nền văn hóa của dân tộc được sự quan tâm của nhà nước. D. Do nước ta vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á. Câu 13: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu? A. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp. B. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình. C. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột. D. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 14: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân nào dân tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV? A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa đói kém. B. Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân. C. Nông dân nổi dậy để chống lại các cuộc tấn công của Cham-pa và các yêu sách ngang ngược của nhà Minh. D. Triều đình thu tô thuế nặng nề. Câu 15: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào? A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly. B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ. C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ. Câu 16: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về chính trị? A. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. B. Phân chia lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc và quy định công việc cụ thể của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. C. Thay đổi toàn bộ các quan lại trong triều bằng những người họ hàng thân thích của mình. D. Lược bỏ các đơn vị hành chính cấp địa phương như huyện, xã. Câu 17: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về kinh tế? A. Chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, già trẻ. B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. C. Quy định lại biểu thuế đinh tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp. D. Quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu, kể cả Đại vương và Trưởng công chúa. Câu 18: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về xã hội và văn hóa, giáo dục? A. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
  3. B. Giải phóng cho các nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Sửa đổi cả nội dung học tập và chế độ thi cử theo nhà Minh. C. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm. D. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm. Câu 19: Ai là người tụ tập nông dân khởi nghĩa năm 1379 và tự xưng là Linh Đức Vương ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)? A. Nguyễn Thanh B. Ngô Bệ C. Nguyễn Bố D. Nguyễn Kỵ Câu 20: Tên gọi của nước ta dưới thờ Hồ là gì? A. Đại Việt B. Đại Nam C. Đại Ngu D. Đại Cồ Việt Câu 21: Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng như thế nào? A. Không có tác dụng, đất nước vẫn khủng hoảng. B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. C. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. D. Không có tác dụng, tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Câu 22: Điểm hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly là gì? A. Thế lực của họ Trần vẫn không suy giảm. B. Chưa có những chính sách để phát triển văn hóa, giáo dục. C. Tình trạng phân quyền ở trung ương ngày càng rõ rệt. D. Gia nô, nô tì chưa được giải phóng, chưa phù hợp tình hình thực tế. Câu 23: Hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Lý có điểm gì mới so với các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê? A. Tiến cử. B. Nhiệm tử. C. Khoa cử. D. Bảo cử. Câu 24: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân? A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu D. Trai tráng con em quan lại trong triều Câu 25: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. Câu 26: Hồ Qúy Ly ban hành tiền giấy năm nào? A. 1340 B. 1399 C. 1367 D. 1396 Câu 27: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào? A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương Câu 28: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước? A. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình B. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua C. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế D. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ qua lại chủ yếu đươc tuyển chọn qua con đường thi cử Câu 29: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu? A. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp. B. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình. C. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột. D. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 30: Ông vua cuối cùng của nhà Trần là ai? A. Trần Nhân Tông B. Trần Thánh Tông
  4. C. Trần Dụ Tông D. Trần Thái Tông Câu 31: Nhà Trần được thành lập vào năm 1226 thông qua hoạt động chuyển giao quyền lực như thế nào? A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. B. Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Trần Cảnh. C. Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Trần Cảnh. D. Trần Cảnh tiến hành đảo chính lật đổ triều Lý và lên ngôi. Câu 32: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La (Thăng Long - Hà Nội) không xuất phát từ lý do nào sau đây? A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển. B. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. C. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. D. Thăng Long là quê hương của Lý Công Uẩn. Câu 33: Nhà Trần đã thay thế Bộ luật hình thư thành bộ luật nào? A. Bộ luật hình luật. B. Quốc triều hình thư. C. Quốc triều hình luật. D. Bộ luật Quốc triều.3Câu 34: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay. B. Vội vàng xin giảng hòa. C. Bắt giam sứ giả vào ngục. D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. Câu 35: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai? A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh) B. Trần Thái Tông (Trần Cảnh) C. Trần Thánh Tông (Trần Thừa) D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên) Câu 36: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai? A. Trần Quốc Toản. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quang Khải. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 37: Chủ trương nào của nhà Trần đã góp phần tạo nên sự phát triển của quân đội? A. “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. B. “Quân lính cốt đông, không phân chia thành phần xuất thân”. C. Sử dụng pháp trị để đào tạo, xây dựng quân đội. D. Bao dung, dĩ hòa vi quý trong việc quân. Câu 38: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc. Câu 39: Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu? A. Năm 1399 B. Năm 1400 C. Năm 1406 D. Năm 1407 Câu 40: Ai là người dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần? A. Nguyễn Phi Khanh B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Khánh Dư D. Chu Văn An Câu 41: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về chính trị? A. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. B. Phân chia lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc và quy định công việc cụ thể của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. C. Thay đổi toàn bộ các quan lại trong triều bằng những người họ hàng thân thích của mình. D. Lược bỏ các đơn vị hành chính cấp địa phương như huyện, xã. Câu 42: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
  5. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 43: Dưới thời Lý, giai cấp địa chủ bao gồm những thành phần nào? A. Một số hoàng tử, công chúa. B. Một số quan lại nhà nước. C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. D. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. Câu 44: Giai cấp nào nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Tầng lớp thợ thủ công. D. Tầng lớp nô tì. Câu 45: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi. B. Mỗi năm đều có khoa thi. C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. D. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao. Câu 46: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là: A. Hoa văn hình hoa sen. B. Hoa văn hình rồng. C. Hoa văn chim lạc. D. Hoa văn hình người. Câu 47: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì? A. Là nơi gặp gỡ của quan lại. B. Vui chơi giải trí. C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi. D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài. Câu 48: Hải cảng sầm uất và phát triển nhất thời Lý là: A. Hội An. B. Vân Đồn. C. Hội Thống. D. Hội Triều. Câu 49: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt. A. Quốc Tử Giám. B. Văn Miếu. C. Chùa Trấn Quốc. D. Chùa Một Cột. Câu 50: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác. B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi. C. Đất nước ổn định, nông dân có điều kiện sản xuất. D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút
  6. BGH TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Thu Thủy Đặng Thị Lan