Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023

Câu 1. Châu Đại Dương trải dài từ khoảng vĩ tuyến:

A. 100N đến 300N. B. 100N đến 390N.

C. 100N đến 200N. D. 100N đến 290N.

Câu 2. Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?

A. Vùng đảo châu Đại Dương và đảo Mê-la-nê-di B. Lục địa Australia.

C. Lục địa Australia và chuỗi đảo châu Đại Dương. D. Vùng đảo châu Đại Dương .

Câu 3. Khoáng sản chủ yếu của châu Đại Dương là:

A. vàng, dầu mỏ. B. sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ.

C. than, dầu khí. D. cát thủy tinh.

Câu 4. Năm 2020, mật độ dân số bình quân của Australia là:

A. 1 người/km2. B. 2 người/km2. C. 3 người/km2. D. 4 người/km2.

Câu 5. Dân cư của Australia tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam.

Câu 6. Năm 2020, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Australia là:

A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già.

C. cơ cấu dân số vàng. D. cơ cấu dân số đồng đều

Câu 7. Sự kiện nào dưới đây là bản sắc nền văn hóa bản địa của Australia?

A. lễ hội Ord Valley B. lễ hội ánh sáng.

C. lễ hội thời trang. D. lễ hội du lịch.

docx 4 trang Thái Bảo 29/07/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_l.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI • Thời Trần (1226-1400) - Mô tả được sự thành lập nhà Trần. - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần. - Lập được lược đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá và đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, • Thời Hồ (1400-1407) - Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ. - Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ. - Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. - Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) - Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, • Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527) - Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ. - Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ. - Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục; một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ. • Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI: Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế văn hoá ở vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ • Châu Đại Dương - Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia. - Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia. - Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia. - Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia. • Châu Nam Cực - Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
  2. - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. - Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. - Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. • Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại - Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể). - Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. I. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Châu Đại Dương trải dài từ khoảng vĩ tuyến: A. 100N đến 300N. B. 100N đến 390N. C. 100N đến 200N. D. 100N đến 290N. Câu 2. Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào? A. Vùng đảo châu Đại Dương và đảo Mê-la-nê-di B. Lục địa Australia. C. Lục địa Australia và chuỗi đảo châu Đại Dương. D. Vùng đảo châu Đại Dương . Câu 3. Khoáng sản chủ yếu của châu Đại Dương là: A. vàng, dầu mỏ. B. sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ. C. than, dầu khí. D. cát thủy tinh. Câu 4. Năm 2020, mật độ dân số bình quân của Australia là: A. 1 người/km2. B. 2 người/km2. C. 3 người/km2. D. 4 người/km2. Câu 5. Dân cư của Australia tập trung chủ yếu ở khu vực nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam. Câu 6. Năm 2020, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Australia là: A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. cơ cấu dân số vàng. D. cơ cấu dân số đồng đều Câu 7. Sự kiện nào dưới đây là bản sắc nền văn hóa bản địa của Australia? A. lễ hội Ord Valley B. lễ hội ánh sáng. C. lễ hội thời trang. D. lễ hội du lịch. Câu 8. Từ thế kỉ XVIII, người nhập cư đến Australia chủ yếu từ châu lục nào? A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Mỹ. D. Châu Âu. Câu 9. Australia thực hiện những biện pháp như phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia nhằm bảo vệ yếu tố tự nhiên nào? A. Động vật, thực vật. B. Tài nguyên rừng. C. Đa dạng sinh học. D. Tài nguyên biển. Câu 10. Ngành công nghiệp nào của Australia thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại? A. Ngành công nghiệp nặng. B. Ngành công nghiệp chế biến. C. Ngành công nghiệp khai khoáng. D. Ngành công nghiệp hóa chất. Câu 11. Châu Nam Cực có diện tích là:
  3. A. 14,4 triệu km2. B. 14,3 triệu km2. C. 14,2 triệu km2. D. 14,1 triệu km2. Câu 12. Hiệp ước Nam Cực được kí kết vào ngày tháng năm nào? A. 01/12/1858. B. 12/12/1858. C. 12/01/1858. D. 01/12/1859. Câu 13. Theo Hiệp ước Nam Cực, châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích gì? A. Phân chia lãnh thổ. C. Nơi định cư mới cho con người. B. Hòa bình. D. Khai thác tài nguyên. Câu 14: Đại bộ phận lãnh thổ lục địa Nam Cực nằm trong: A. phạm vi vòng cực Bắc. C. phạm vi vòng cực Nam. B. phạm vi chí tuyên Bắc. D. phạm vi Chí tuyến Nam. Câu 15. Động vật ở châu Nam Cực thường sinh sống ở đâu? A. Các cao nguyên băng. B. Sâu trong lục địa. C. Ven lục địa và trên các đảo. D. Ngoài biển. Câu 16. Khi có biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, lớp băng ở Nam Cực sẽ biến đổi như thế nào? A. Lớp băng dày hơn. B. Lớp băng vỡ ra. C. Lớp băng lan rộng. D. Lớp băng tan chảy ngày càng nhiều. Câu 17. Khoáng sản nhiều nhất ở châu Nam Cực là: A. than, sắt. B. dầu mỏ, khí tự nhiên. C. đồng, vàng. D. bô-xit, kim cương. Câu 18. Địa hình chủ yếu của châu Nam Cực là gì? A. Cao nguyên băng khổng lồ. B. Đồi núi thấp. C. Đồng bằng rộng lớn. D. Núi cao và cao nguyên. Câu 19. Nơi xuất hiện đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại là: A. phương Đông. B. phương Tây. C. Trung Quốc. D. Hy Lạp. Câu 20. Cơ sở phát triển của các thành thị ở phương Tây là gì? A. Sự phát triển của nông nghiệp. B. Sự phát triển của thủ công nghiệp. C. Sự phát triển của thương nghiệp. D. Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp. II. TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần xâm lược lần thứ thứ ba 1287-1288? Câu 2. Khi Hưng Đạo Vương ốm nặng vua Trần lo lắng đến thăm, hỏi ông kế sách giữ nước nếu quân Nguyên lại sang xâm lược, Hưng Đạo Vương nói “vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vậy. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt Tùy thời, tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”. Từ câu nói trên em hãy lí giải nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên? Câu 3. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang 1427 của khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo? Câu 4. Trong “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi viết “Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
  4. Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiến thuyền ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run Họ đã tham sống, sợ chết mà hòa hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức” (Trích Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi – bản dịch của Ngô Tất Tố ) Từ dữ liệu trên em hãy lí giải vì sao Lê Lợi cho mở hội thề Đông Quan và cung cấp phương tiện cho quân Minh về nước? Em nhận xét gì về cách kết thúc cuộc chiến của Lê Lợi với quân Minh? Câu 5. Lập niên biểu các sự kiện chính của khởi nghĩa Lam Sơn? Em viết vài dòng cảm nhận của mình về một nhân vật yêu nước trong khởi nghĩa Lam Sơn Thời gian Sự kiện chính 1416 1424 11-1426 10-1427 10-12- 1427 Câu 6. Lập bảng tóm tắt các thành tựu về văn hóa thời Lê Sơ? Em viết vài dòng cảm nhận của mình về một danh nhân văn hóa thời Lê Sơ Lĩnh vực Thành tựu Tác giả Sử học Địa lí Y học Toán học Hết