Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đinh Công Hoàng
Câu 1: Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ:
A. mạch rây. B. lông hút. C. vỏ rễ. D. mạch gỗ.
Câu 2: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 3: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì:
A. cả hai nửa đều mất từ tính.
B. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
D. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
Câu 4: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất ?
A. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
B. Ở phần giữa của thanh.
C. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
D. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
Câu 5: Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
A. Loa điện. B. Chuông điện. C. Bàn là. D. Cả A và B
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhie.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đinh Công Hoàng
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 NĂM HỌC: 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Chương VI – Từ 2. Chương VII – Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 3. Chương VIII – Cảm ứng ở sinh vật 4. Chương IX – Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ: A. mạch rây. B. lông hút. C. vỏ rễ. D. mạch gỗ. Câu 2: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật? A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây. B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường. C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ. D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển. Câu 3: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì: A. cả hai nửa đều mất từ tính. B. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên. C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam. D. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. Câu 4: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất ? A. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm. B. Ở phần giữa của thanh. C. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm. D. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm. Câu 5: Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống? A. Loa điện. B. Chuông điện. C. Bàn là. D. Cả A và B. Câu 6: Hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật là: A. Hệ tiêu hóa B. Hệ bài tiết C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp Câu 7: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết? A. Nước, hormone, O2 . B. Nước, CO2, O2. C. CO2, các chất thải, nước. D. CO2, hormone, chất dinh dưỡng. Câu 8: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật? 1
- A. Người giảm cân sau khi ốm. B. Cá hồi bơi ngược dòng trở về nơi dòng sông chúng đã sinh ra. C. Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu. D. Chim di cư theo mùa. Câu 9: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây? A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng. Câu 10: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Hydrogen. B. Nitrogen. C. Oxygen. D. Carbon dioxide. Câu 11: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. phát triển kích thước theo thời gian. B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động. C. tích lũy năng lượng. D. vận động tự do trong không gian Câu 12: Tập tính là: A. Khả năng trả lời các kích thích từ môi trường của động vật. B. Một phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. C. Khả năng tiếp nhận các kích thích từ môi trường của động vật. D. Một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Câu 13: Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần: A. cần tăng cường bón phân và cung cấp nước tối đa cho cây trồng B. cần tăng lượng phân bón tối đa, giảm lượng nước tưới tối thiểu cho cây C. cần giảm lượng phân bón tối thiểu, tăng lượng nước tưới tối đa cho cây D. cần căn cứ vào những nhu cầu này để tưới nước, bón phân hợp lí. Câu 14: Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa nào trong các đáp án sau đây? A. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá. B. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường. C. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây. D. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. Câu 15: Sinh trưởng ở sinh vật là: A. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. B. biến đổi diễn ra mtrong đời sống của cá thể. C. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. D. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. Câu 16: Khi trồng cây bên cửa sổ, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A. Thân cây cong về phía có ánh sáng B. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều C. Rễ cây phát triển về phía ngược với ánh sáng D. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây Câu 17: Hiện tượng nào sau đây là không phải là cảm ứng? A. Chuột bỏ chạy khi thấy mèo. B. Tay rụt lại khi sờ vào vật nóng. 2
- C. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật chạm vào. D. Cá ăn rong. Câu 18: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì: A. Ở Trái Đất có nhiều quặng sắt B. Trái Đất có bắc cực và nam cực C. Kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam D. Trái Đất hút mọi vật về phía nó Câu 19: Nếu bị thiếu hụt vitamin A, cơ thể người có thể bị mắc bệnh nào? A. Bệnh về răng miệng. B. Bệnh tiểu đường, tim mạch. C. Bệnh khô mắt, quáng gà. D. Bệnh tả, kiết lị. Câu 20: Tại sao trước khi trồng cao, nông dân thường làm tơi xốp đất ? A. Giúp đất màu mỡ hơn B. Giúp đất không bị xói mòn C. Tăng lượng khí oxygen trong đất D. Hạ nhiệt độ cho đất Câu 21: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình: A. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường. D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. Câu 22: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế A. khuếch tán. B. vận chuyển chủ động. C. vận chuyển thụ động. D. ngược chiều gradien nồng độ. Câu 23: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật bao gồm: A. thu nhận, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. B. ăn, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân C. nghiền nhỏ, hấp thụ thức ăn và thải các chất cặn bã. D. ăn, biến đổi thức ăn và thải các chất cặn bã. Câu 24: Đâu là cơ quan trao đổi khí ở mèo? A. Mang. B. Da. C. Hệ thống ống khí. D. Phổi Câu 25: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật. B. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. C. Bài tiết mồ hôi. D. Phân giải protein trong tế bào. Câu 26: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì: A. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. B. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. C. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen. D. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống. Câu 27: Quá trình hô hấp tế bào có sự tham gia của khí nào sau đây? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Carbon dioxide. D. Hidrogen. 3
- Câu 28: Chức năng của khí khổng là: A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường. B. trao đổi khí oxygen với môi trường. C. thoát hơi nước ra môi trường. D. Cả ba chức năng trên. Câu 29: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì? A. Hình yên ngựa. B. Hình lõm hai mặt. C. Hình hạt đậu. D. Có nhiều hình dạng. Câu 30: Tại sao trong mùa hè nắng nóng nhiệt độ dưới bóng cây luôn mát mẻ và dễ chịu hơn: A. Bóng cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể. B. Bỏng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường với nhiệt độ dưới tán cây. C. Khi nắng to khí khổng thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, khiến nhiệt độ dưới bóng cây luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường 1 - 20C D. Màu xanh kích thích thị giác khiến chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn. Câu 31: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng: A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi. B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con. C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển. D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh. Câu 32: Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên? A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa. B. Cây cau, cây lúa, cây cam, cây nứa. C. Cây lúa, cây cam, cây dừa, cây cau. D. Cây lúa, cây cam, cây tre, cây nứa. Câu 33: Mô phân sinh là: A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm chocây sinh trưởng. B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm chocây phát triển. C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm chocây phát triển. D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm chocây sinh trưởng. Câu 34: Ứng dụng leo giàn trong trồng trọt các cây nêu là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng? A. Hướng nước. B. Hướng sáng. C. Hướng tiếp xúc. D. Hướng dinh dưỡng. Câu 35: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống? A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt. B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi. C. Huấn luyện động vật. D. Chiết cành cây. 4
- PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày khái niệm và ứng dụng của nam châm. Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Nêu vai trò của cảm ứng đối với sinh vật. Câu 3: a. Tập tính là gì? b. Nêu khái niệm tập tính bẩm sinh và kể tên các tập tính thường gặp ở động vật (lấy ví dụ cho từng tập tính). c. Nêu khái niệm tập tính học được. Theo em, cần làm gì để tạo thói quen tập thể dục buổi sáng? Câu 4: a. Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu một số ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt và trong chăn nuôi. b. Dựa vào hình vẽ, trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch. Vòng đời của cây cam Vòng đời của con ếch C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Thị Mai Hằng Ngô Thị Huyền Ngọc Đinh Công Hoàng 5