Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Câu 2: Dòng điện là gì?

A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.

B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.

C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.

D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?

A. Pin. B. Bóng đèn điện đang sáng.

C. Đinamô lắp ở xe đạp. D. Acquy.

Câu 4: Electron tự do có trong vật nào dưới đây?

A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa.

Câu 5: Dòng điện trong kim loại là gì?

A. Là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

B. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.

C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

Câu 6: Vật nào dưới đây là vật cách điện?

+ A

B

+

C D

A. Một đoạn ruột bút chì.

C. Một đoạn dây nhôm.

B. Một đoạn dây thép.

D. Một đoạn dây nhựa.

Câu 7: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?

A. Than chì. B. Nhựa. C. Gỗ khô. D. Cao su

pdf 5 trang Thái Bảo 20/07/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÍ 7 I.NỘI DUNG - Sự nhiễm điện bằng cọ xát. Hai loại điện tích. - Dòng điện – Nguồn điện. - Sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện. - Chất dẫn điện - Chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. - 5 tác dụng của dòng điện và ứng dụng của chúng. - Cường độ dòng điện. Hiệu điện thế. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Trong hình sau các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy xác định dấu điện tích chưa biết của vật B, C? A. Vật B mang điện tích dương, vật C mang điện tích dương. + B. Vật B mang điện tích dương, vật C mang điện tích âm. A B C. Vật B mang điện tích âm, vật C mang điện tích dương. D. Vật B mang điện tích âm, vật C mang điện tích âm. + C D Câu 2: Dòng điện là gì? A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng. D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Bóng đèn điện đang sáng. C. Đinamô lắp ở xe đạp. D. Acquy. Câu 4: Electron tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa. Câu 5: Dòng điện trong kim loại là gì? A. Là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. B. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng. C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. Câu 6: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
  2. A. Một đoạn ruột bút chì. B. Một đoạn dây thép. C. Một đoạn dây nhôm. D. Một đoạn dây nhựa. Câu 7: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện? A. Than chì. B. Nhựa. C. Gỗ khô. D. Cao su. Câu 8: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn LED (điốt phát quang). B. Đèn dây tóc đui cài. C. Đèn dây tóc đui xoáy. D. Đèn của bút thử điện. Câu 9: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng? A. Bóng đèn của bút thử điện. B. Đèn LED. C. Bóng đèn dây tóc. D. Ấm điện đang đun nước. Câu 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Điện thoại di động. B. Tivi (máy thu hình). C. Rađiô (máy thu thanh). D. Nồi cơm điện. Câu 11: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể A. hút các vụn sắt. B. hút các vụn nhựa. C. hút các vụn giấy viết. D. hút các vụn đồng. Câu 12: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng phát ra âm thanh. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học. Câu 13: Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện? A. Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. B. Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người. C. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh. D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện. Câu 14: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? A. Ampe (A). B. Niuton (N). C. Đêxiben (dB). D. Héc (Hz). Câu 15: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây? A. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang mắc trong mạch điện kín. B. Là giá trị hiệu điện thế giữa Phai đầu dụng cụ đang mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó.
  3. C. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở. D. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện. Câu 16: Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng? A. B. C. D. Câu 17: Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0? A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm. B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn. C. Giữa hai cực của một pin còn mới. D. Giữa hai đầu bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch. Câu 18: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu. B. Để đo lượng électron chạy qua đoạn mạch. C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch. D. Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. Câu 19: Trong hình dưới đây, vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở? A. B. C. D. Câu 20: Các công tắc K trong các mạch điện được giữ ở chế độ như trên các sơ đồ hình dưới đây. Vôn kế trong sơ đồ nào đang đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn? A. B. C. D. Câu 21: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện?
  4. A. B. C. D. Câu 22: Hình ảnh nào sau đây là kí hiệu của nguồn điện (pin, acquy)? A. B. C. D. Câu 23: Vật A và B là hai vật bị nhiễm điện được treo bởi các sợi mảnh. Dấu điện tích của 2 vật trong hình nào đúng? A. B. C. D. Câu 24: Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ gì? A. I. B.A. C.U. D.V. Câu 25. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng A. làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. B. hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. C. làm cho phòng sáng hơn. D. làm cho công nhân không bị nhiễm điện. Câu 26. Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch gồm 2 đèn nối tiếp. A. I = I1 + I2. B. I = I1 = I2. C. I = I1 - I2. D. I1 = I + I2. Câu 27: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp? A. U = U1 + U2. B. U = U1 - U2. C. U = U1 = U2. D. U1 = U + U2. Câu 28: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là I1 = 0,5A, cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là I2 = 0,5A. Hỏi cường độ dòng điện của đoạn mạch là bao nhiêu? A. I = 0,5A. B. I = 1A. C. I = 1,5A. D. I = 2A. Câu 29. Để mạ bạc một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào dưới đây?
  5. A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc. B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc. C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này. D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này. Câu 30: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó nhận thêm electrôn. C. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó mất bớt electrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương. II. Tự luận Câu 1: Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ? Câu 2: Giải thích nguyên nhân nào người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở xăng ( dầu ) và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ? Câu 3 : a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 nguồn 2 pin, 1 khóa K, 1 ampe kế đo CĐDĐ mạch chính sao cho đèn sáng bình thường. b. Vẽ mũi tên để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch. c. Cho biết: Ampe kế chỉ 3 A; hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 4,8 V; hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = 5,4 V. Em hãy: - Cho biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và đèn Đ2 là bao nhiêu? - Tính hiệu điện thế U13 giữa hai đầu ngoài cùng của Đ1 và Đ2. d. Khi công tắc (K) đóng mà bóng đèn không sáng thì có những khả năng nào có thể xảy ra? HẾT