Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023

Câu 1: Khi xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị của nguyên tố đã biết làm đơn vị là

A. Hydrogen B. Sulfur C. Nitrogen D. Carbon

Câu 2: Cho hình mô phỏng phân tử ammonia:

Hóa trị của nguyên tố nitrogen trong phân tử ammonia là

A. I B. II C. III D. IV

Câu 3: Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide:

Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét,... Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

A. IV B. III C. II D. I.

Câu 4: Phân tử khí ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. Công thức hóa học của phân tử khí ozone là

A. O B. O3 C. O3 D. O3

Câu 5: Xác định công thức hóa học của sulfur trioxide có cấu tạo từ S hoá trị VI và O.

A. SO2 B. SO3 C. SO D. S2O

docx 8 trang Thái Bảo 26/07/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học: 2023-2024 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM PHẦN HÓA: Chủ đề 2 - Bài 7: HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử. - Hóa trị được biểu thị bằng các chữ số La Mã (I; II; III, IV ) - Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị hóa trị của Hydrogen là I; hóa trị của Oxygen là II. - Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia. - Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. - Viết công thức hóa học của đơn chất: + Công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn bằng kí hiệu hóa học kèm với chỉ số ghi ở bên dưới, bên phải kí hiệu. + Một số đơn chất phi kim thể khí (ở điều kiện thường) có công thức hóa học chung là Ax. + Đối với đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim ở thể rắn quy ước CTHH là kí hiệu nguyên tố. + Ví dụ: Kim loại iron có công thức hóa học là Fe; sodium là Na; + Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất phosphorus là P; carbon là C; - Viết công thức hóa học của hợp chất: + Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành kèm chỉ số ở bên dưới, bên phải kí hiệu. + Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy + VD: phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen, công thức hóa học của phân tử nước là H2O. - Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất + Phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng của nguyên tố đó trong một phân tử hợp chất và khối lượng phân tử (KLPT) của hợp chất. + Với hợp chất AxBy, ta có: 퐾퐿 ( ). %A = 퐾퐿푃 ( ). 100% + Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%.
  2. - Xác định công thức hóa học: + Xác định công thức hóa học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát); Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất; Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm. + Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát); Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử. Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm. PHẦN LÝ: CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG - Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Tốc độ của chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. 풔 - Công thức tính tốc độ: 풗 = 풕 Trong đó: v là tốc độ vật chuyển động (m/s) s là quãng đường vật đi được (m) t là thời gian đi hết quãng đường đó (s) - Đơn vị tốc độ: Trong hệ đơn vị đo lường chính thức của nước ta, đơn vị tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). Ngoài ra còn các đơn vị khác là mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s). - Cách chuyển đổi đơn vị giữa km/h và m/s: Đổi từ km/h ra m/s ta lấy số cần đổi chia 3,6. Đổi từ m/s ra km/h ta lấy số cần đổi nhân 3,6. BÀI 9. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN - Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. - Ví dụ: Cho bảng số liệu về thời gian và quãng đường của ca nô. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của ca nô. Thời điểm 6h00 6h30 7h00 7h30 8h00 Thời gian chuyển động t (h) 0 0,5 1,0 1,5 2,0 Quãng đường s (km) 0 15 30 45 60
  3. - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hoặc thời gian chuyển động của vật). BÀI 10. ĐO TỐC ĐỘ - Để đo tốc độ v người ta cần đo quãng đường s vật đi được và thời gian chuyển động t của vật. - Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. BÀI 11. TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG - Thiết bị bắn tốc độ là máy đo tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông. - Thiết bị bắn tốc độ đơn giản gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô. - Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác. CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH BÀI 12. MÔ TẢ SÓNG ÂM - Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) của những vật khi phát ra âm thanh được gọi là dao động. - Vật dao động phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm. - Sóng âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng và khí. Không truyền được trong môi trường chân không. BÀI 13. ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM 1. Độ to của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. - Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ. 2. Độ cao của âm - Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.
  4. BÀI 14. PHẢN XẠ ÂM - Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản. - Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. VD: gạch, cửa kính, tường, - Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. VD: thảm, xốp, vải, - Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít 1 nhất là giây. 15 - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người. - Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị của nguyên tố đã biết làm đơn vị là A. HydrogenB. Sulfur C. Nitrogen D. Carbon Câu 2: Cho hình mô phỏng phân tử ammonia: Hóa trị của nguyên tố nitrogen trong phân tử ammonia là A. IB. II C. III D. IV Câu 3: Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide: Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét, Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là A. IV B. III C. II D. I. Câu 4: Phân tử khí ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. Công thức hóa học của phân tử khí ozone là 3 A. O B. O 3 C. O D. O3 Câu 5: Xác định công thức hóa học của sulfur trioxide có cấu tạo từ S hoá trị VI và O. A. SO2 B. SO3 C. SO D. S2O Câu 6: Tốc độ của vật là A. quãng đường vật đi được trong 1 s. C. quãng đường vật đi được. B. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m. D. thời gian vật đi hết quãng đường.
  5. Câu 7: Một vật chuyển động hết quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính tốc độ của vật là 푠 푡 A. v =푡 B. v = 푠 C. v = s . t D. v = s + t Câu 8: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ? A. km.hB. m.sC. km/h D. s/m Câu 9: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp: Đổi: 10 m/s = . km/h A. 10 km/h B. 36 km/h C. 45 km/h D. 20 km/h Câu 10: Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc. Thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 0,5 h. Quãng đường từ nhà đến trường dài A. 64km B. 25km C. 8km D. 5km Câu 11: Bạn A đi bộ từ nhà lúc 8h đến siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km/h. Bạn A đến siêu thị lúc A. 0,5h B. 9h C. 8h30 min D. 9,5h Câu 12: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó. B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi. C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường. D. quãng đường và hướng chuyển động của vật. Câu 13: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật? A. Nhiệt kế B. Đồng hồ bấm giây C. Cân. D. Lực kế. Câu 14: Biên độ là A. độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng. B. độ lệch của vật so với vị trí cân bằng. C. số dao động thực hiện được. D. số dao động thực hiện được trong một giây. Câu 15: Sóng âm có biên độ càng lớn thì A. âm nghe thấy càng to. C. âm nghe thấy càng cao. B. âm nghe thấy càng nhỏ. D. âm nghe thấy càng thấp. Câu 16: Số dao động thực hiện được trong một giây được gọi là A. biên độ B. tần sốC. độ cao D. độ to Câu 17: Đơn vị của tần số là A. dB B. m C. Hz D. m/s Câu 18: Một âm thoa dao động với tần số 25 Hz. Trong 1 giây âm thoa thực hiện được A. 25 dao động B. 1500 dao động C. 750 dao động D. 50 dao động Câu 19: Những vật nào sau đây phản xạ âm kém? A. Thép, gỗ, vải B. Bê tông, sắt, bông C. Đá, sắt, thép D. Vải, nhung, dạ Câu 20: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt?
  6. A. Miếng xốp B. Rèm nhung C. Mặt gương D. Đệm cao su II. TỰ LUẬN Câu 1: Mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” - Thiết bị bắn tốc độ là máy đo tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông. - Thiết bị bắn tốc độ đơn giản gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô. Câu 2: Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta. Từ đó đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. * Tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta: - Gây ù tai, giảm thính lực. - Ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hóa. - Căng thẳng, gây ra mất ngủ, suy nhược cơ thể. - Ảnh hưởng đến giao tiếp, giảm chất lượng lao động, học tập. * Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: - Đi nhẹ, nói khẻ. - Trồng nhiều cây xanh, xây hàng rào. - Sử dụng cửa kính 2 lớp. - Sử dụng vật liệu cách âm. - Treo rèm cửa, đóng cửa (nếu không cần thiết phải mở cửa). - Tuyên truyền để mọi người xung quanh có ý thức giữ trật tự công cộng, không mở loa, mở nhạc với âm lượng lớn. Câu 3: Nêu một số ví dụ chứng tỏ sóng âm có thể truyền đi trong chất lỏng. - Khi bơi dưới nước, ta có thể nghe được tiếng sùng sục của bong bóng nước. - Đàn cá heo bơi dưới nước, khi chúng kêu, ta ở trên bờ có thể nghe tiếng kêu của chúng phát ra. - Ta nghe thấy tiếng bong bóng sủi trong bể cá có máy tạo oxi. - Người nuôi cá chỉ cần vỗ tay để tạo ra âm thanh quen thuộc, đàn cá sẽ bơi đến. Câu 4: Trình bày những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện tham gia giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.
  7. Câu 5: Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2
  8. Câu 6: Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,53%. Khối lượng phân tử hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hóa học của (Z). (Biết khối lượng nguyên tử lần lượt của K=39; N=14; O=16)