Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Tin học Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Câu 1. Máy quét ảnh là loại thiết bị nào?

A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra

C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ

Câu 2. Tai nghe là loại thiết bị nào?

A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra

C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ

Câu 3: Đĩa cứng trong hình dưới đây là loại thiết bị nào?

A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra

C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ

Câu 4. Thuật ngữ nào sau đây dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính?

A. Màn hình B. Phần mềm

C. Phần cứng D. Tài nguyên dùng chung

Câu 5. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì?

A. Máy vẽ đồ thị B. Bàn phím C. Máy in D. Máy quét

Câu 6. Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?

A. Micro, máy in B. Máy quét, màn hình

C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa D. Bàn phím, chuột

Câu 7. Phương án nào sau đây là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình?

A. Bàn phím B. Bút cảm ứng

C. Nút cuộn chuột D. Màn hình

Câu 8. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?

A. Thiết bị vào C. Thiết bị ra

B. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Không phải thiết bị vào, ra

docx 5 trang Thái Bảo 16/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Tin học Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ky_i_mon_tin_hoc_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Tin học Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Thúy

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: TIN HỌC 7 Năm học: 2023 – 2024 A. KIẾN THỨC: Ôn tập các bài: 1. Thiết bị vào ra 2. Phần mềm máy tính 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet. 5. Ứng xử trên mạng B. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm và tự luận. C. BÀI TẬP THAM KHẢO: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Máy quét ảnh là loại thiết bị nào? A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ Câu 2. Tai nghe là loại thiết bị nào? A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ Câu 3: Đĩa cứng trong hình dưới đây là loại thiết bị nào? A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ Câu 4. Thuật ngữ nào sau đây dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính? A. Màn hình B. Phần mềm C. Phần cứng D. Tài nguyên dùng chung Câu 5. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì? A. Máy vẽ đồ thị B. Bàn phím C. Máy in D. Máy quét Câu 6. Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào? A. Micro, máy in B. Máy quét, màn hình C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa D. Bàn phím, chuột Câu 7. Phương án nào sau đây là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình? A. Bàn phím B. Bút cảm ứng C. Nút cuộn chuột D. Màn hình Câu 8. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì? A. Thiết bị vào C. Thiết bị ra B. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Không phải thiết bị vào, ra Câu 9. Tệp chương trình là: A. Là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính. B. Là dữ liệu, không được lưu trữ trong máy tính. C. Không phải là dữ liệu, không được lưu trữ trong máy tính.
  2. D. Là chương trình máy tính. Câu 10. Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành? A. Khởi động phần mềm đồ họa máy tính B. Vẽ hình ngôi nhà mơ ước của em C. Vẽ thêm cho ngôi nhà một cửa sổ D. Tô màu đỏ cho máy ngói Câu 11. Phần mềm Paint dùng để làm gì? A. Soạn thảo văn bản B. Vẽ C. Luyện gõ bàn phím D. Tính toán Câu 12. Phương án nào sau đây là những ví dụ về hệ điều hành? A. Mircrosoft Word, Mircrosoft Excel, Mircrosoft Power Point B. Google Docs, Google Sheets, Google Slides C. Tiktok, Capcut, canva D. Windows, Linux, iOS Câu 13. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp chương trình máy tính? A. docx, rtf, odt B. pptx, ppt, odp C. xlsx, csv, ods D. com, exe, msi Câu 14. Đâu là tên của một phần mềm diệt virus? A. Word B. Paint C. Excel D. Bkav Home Câu 15. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành? A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa B. Điều khiển các thiết bị vào – ra C. Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính D. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh Câu 16. Em hãy chọn phương án đúng nói về quan hệ phụ thuộc giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. A. Hệ điều hành phụ thuộc vào phần mềm ứng dụng B. Phần mềm ứng dụng phụ thuộc vào hệ điều hành C. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc theo cả hai chiều D. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng độc lập, không phụ thuộc gì nhau Câu 17. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp dữ liệu âm thanh? A. .sb3 B. .mp3 C. .avi D. .com Câu 18. Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện: A. Kiểu tệp B. Ngày/giờ thay đổi tệp C. Kích thước của tệp D. Tên thư mục chứa tệp Câu 19. Chọn phương án ghép sai. Ưu điểm của mạng xã hội là: A. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè. B. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập. C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp. D. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Câu 20. Chọn phương án ghép sai . Nhược điểm của mạng xã hội là: A. Lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp. B. Được sử dụng để lấy cắp dữ liệu. C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng. D. Là môi trường lí tưởng cho việc bắt nạt và đe dọa trực tuyến. Câu 21. Website nào sau đây là mạng xã hội? A. Facebook.com B. Google.com C. Dantri.com D. Wikipedia.org Câu 22. Website nào sau đây là không phải là mạng xã hội? A. Instagram B. Zalo
  3. C. YouTube D. Vnexxpress.net Câu 23. Mạng xã hội cho phép em chia sẻ thông tin dưới dạng nào? A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Tất cả các phương án trên Câu 24. Những lợi ích của mạng xã hội: A. Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất; kết nối với nhiều người B. Học hỏi những kỹ năng khác nhau; chia sẻ các bức ảnh và kỷ niệm C. Tìm hiểu về các chủ đề mới; chơi các trò chơi D. Tất cả các phương án trên Câu 25. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây? A. Giao lưu với bạn bè B. Học hỏi kiến thức C. Bình luận xấu về người khác D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp với mình Câu 26. Hành động nào sau đây là đúng? A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội Câu 27. “Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Theo em điều đó là: A. 5 – 10 triệu đồng B. 10 – 20 triệu đồng. B. C. 20 – 30 triệu đồng. D. Chỉ bị phạt cảnh cáo. Câu 28. Khi truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì? A. Mở video đó và xem B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn Câu 29. Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng? A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng. B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình. C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian. D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến. Câu 30. Những phương án nào là tác hại của bệnh nghiện Internet? A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần giảm sút. B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân. C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu trên mạng. D. Lãng phí thời gian của bản thân. E. Khó tập trung vào công việc, học tập. Câu 31. Thông tin có nội dung xấu là gì? A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện. B. Thông tin kích động bạo lực. C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền. D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên. Câu 32. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau A. Giao tiếp trực tiếp dễ dàng đoán được thái độ của người đối diện hơn. B. Giao tiếp trực tiếp có thể dùng cử chỉ, biểu cảm, hành động để bày tỏ quan điểm quan điểm của mình. C. Giao tiếp qua mạng tốt hơn giao tiếp trực tiếp.
  4. D. Các mối quan hệ qua mạng thường rộng hơn, đa dạng và khó kiểm soát hơn trong đời thực. II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Máy in của em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này là do virut gây ra. Em cần phải diệt virut ở máy in hay máy tính? Tại sao? 2. Em hãy nêu chức năng của hệ điều hành? 3. Em hãy nêu các lợi ích và rủi ro khi tham gia vào mạng xã hội. Theo em học sinh phổ thông có nên sử dụng mạng xã hội không? Vì sao?. 4. Em hãy nêu tên ba kênh trao đổi thông tin trên internet. 5. Nếu bạn em bị nghiện Internet, em sẽ làm gì? BAN GIÁM HIỆU TỔ (NHÓM) CM GV RA NỘI DUNG Khúc Thị Thanh Hiền Tạ Thị Tuyết Sơn Nguyễn Thị Ngọc Thúy
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ND ÔN TẬP GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: TIN HỌC 7 Năm học: 2023 – 2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. A 2. B 3. D 4. C 5. B 6. D 7. B 8. B 9. D 10. A 11. B 12. D 13. D 14. D 15. D 16. B 17. B 18. A 19. C 20. A 21. A 22. D 23. D 24. D 25. C 26. B 27. B 28. B 29.A,C 30. A,B,C,D,E 31. D 32. C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Em cần phải diệt virus trên máy tính, vì máy in chỉ là thiết bị ra, không lưu trữ và xử lí dữ liệu. Câu 2. Các chức năng của hệ điều hành là: - Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. - Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin (giao diện) giữa người sử dụng và máy tính. - Cung cấp, quản lí môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Câu 3. * Lợi ích của mạng xã hội: - Phát triển các kĩ năng xã hội tốt hơn. - Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới - Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè, gắn kết với bạn bè. - Được trang bị tốt hơn các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành những Công dân tích cực trong xã hội, phát triển các kĩ năng trong thế giới thực để trở nên độc lập hơn. * Rủi ro của mạng xã hội: - Dành quá nhiều thời gian trực tuyến và bị ngắt kết nối với thế giới thực. - Là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. - Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp và lợi dụng. - Bị quấy rối hoặc gây khó chịu, phiền toái. Học sinh phổ thông vẫn nên sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên cần trang bị cho | mình các kiến thức cần thiết khi tham gia. Các em cần có sự hỗ trợ và cho phép của cha mẹ, thầy cô giáo khi sử dụng mạng xã hội Vì các em vẫn là trẻ vị thành niên, thể chất và tinh thần của các em chưa phát triển toàn diện, do đó rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực. Câu 4. Ba kênh trao đổi thông tin trên internet: Thư điện tử, Mạng xã hội, Diễn đàn Câu 5. Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến, em sẽ khuyên bạn nên hạn chế thời gian lên mạng và thay bằng các hoạt động ngoại khóa vào lúc rảnh để giảm thời gian sử dụng Internet. Nếu không được, em có thể nhờ đến thầy cô đưa ra lời khuyên cho bạn.