Đề cương ôn tập giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hoà
Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?
A. Bắc bộ B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 2: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán.
C. Trryền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa.
Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Hiếu thảo. B. Yêu nước. C. Dũng cảm. D. Trung thực.
Câu 4: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?
A. Yêu nước. B. Hà tiện, ích kỉ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. D. Cần cù lao động.
Câu 5: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.
Câu 6: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.
Câu 7: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hoà
- TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 Năm học 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức - Học sinh ôn tập nội dung kiến thức thuộc các bài: - Tự hào về truyền thống quê hương - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ Học tập tự giác, tích cực II. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống A. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (50%), tự luận (50%) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng. Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc bộ B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 2: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán. C. Trryền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa. Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Hiếu thảo. B. Yêu nước. C. Dũng cảm. D. Trung thực. Câu 4: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương? A. Yêu nước. B. Hà tiện, ích kỉ. C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. D. Cần cù lao động. Câu 5: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Câu 6: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 7: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 8: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
- A. Mùng 10 tháng 3 âm lịch B. Mùng 10 tháng 3 dương lịch C. Mùng 10 tháng 1 âm lịch D. Mùng 10 tháng 2 âm lịch Câu 9: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 10: Ông P muốn truyền lại bí quyết làm bánh giò ngon cho anh K (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh K rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh K lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống? A. Ông P. B. Bố mẹ anh K. C. Anh K và bố mẹ mình. D. Ông P và anh K. Câu 11: Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc? A. Anh Q. B. Ông S và bà K. C. Anh M và anh Q. D. Anh Q và bố mẹ mình. Câu 12: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước chống ngoại xâm. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 13: Làm cốm (ở làng Vòng) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây? A. Hà Nội.B. Ninh Bình. C. Thái Bình. D. Hưng Yên. Câu 14: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 15: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình. B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương. D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình. Câu 16: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ ông bà. B. Chê bai người khuyết tật. C. Cho bạn mượn tiền chơi game. D. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 17: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thương người như thể thương thân B. Ruột ngựa, phổi bò. C. Người sống đống vàng. D. Con mắt là mặt đồng cân.
- Câu 18: Hành vi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Ít khi gọi điện hỏi thăm gia đình dù sống xa nhà. B. Thấy bác hàng xóm sống một mình và đang bị ốm. Bạn giúp bác mua thuốc. C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì nhưng khi bạn nhờ không giúp. D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, quay đi coi như không thấy. Câu 19: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người: A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. B. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. C. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. D. Thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 20: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân. B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác. C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn. D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân. Câu 21: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết. D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. Câu 22: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Chia ngọt sẻ bùi. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Con nhà lính, tính nhà quan. D.Thắng không kiêu, bại không nản. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép. B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách. D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. Câu 24: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. An ủi. B. Động viên. C. Hỏi thăm. D. Yêu nước. Câu 25: Hành động nào thể hiện sự tương thân tương ái? A. Ủng hộ, quyên góp giúp đồng bào vùng bão lũ. B. Coi thường các bạn hoàn cảnh khó khăn. C. Mặc kệ bạn bè đánh nhau, gây gổ. D. Nói xấu người khác sau lưng. Câu 26: Trong đợt bão lũ, trường A tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Nhóm bạn H, K, L, T cũg rủ nhau tham gia. H ủng hộ sách vở, K ủng hộ quần áo, T ủng hộ tiên. Duy chỉ có L xin tiền bố mẹ đi ủng hộ nhưng lại đem tiền đó đi nạp game. Theo em, hành vi của bạn nào là không đúng? A. Bạn H B. Bạn K C. Bạn T D. Bạn L Câu 27: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Xác định đúng mục đích học tập. B. Không làm bài tập về nhà. C. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. D. Chỉ học môn mình thích. Câu 28: Biểu hiện nào sau đây đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập? A.Chây lười, ỷ lại. B. Chăm chỉ . C. Siêng năng. D. Kiên trì.
- Câu 29. Tự giác học tập là: A. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở. C. Học trên lớp, về nhà không cần học. B. Chỉ quan tâm đến công việc của lớp. D. Chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. Câu 30: Theo em, đâu là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi. B. H thường nói chuyện trong giờ. C.Trong học tập, C luôn hỏi lại bài cô khi chưa hiểu rõ. D. P chỉ học bài khi trên trường. Câu 31. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây? A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Yêu thương con người. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung. Câu 32. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. Câu 33. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được A. Sự tin tưởng, quý mến của mọi người. B. Sự chế giễu, trêu chọc của người khác. C. Sự cảm thông, sẻ chia của người khác. D. Sự quan tâm, giúp đỡ của người khác. Câu 34. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Học bài nào, xào bài ấy. B. Học trước quên sau. C. Gần mực thì đen. D. Kính thầy yêu bạn. Câu 35. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện học tập tự giác, tich cực? A. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi. B. Hát hay hơn hay hát. C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. D. Măng không uốn, uốn tre sao được. Câu 36. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực? A. Ăn vóc học hay. B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. C. Học thầy không tày học bạn. D. Học trò đèn sách hôm mai. Câu 37. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép. B. Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học. C. Bạn C thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác. D. Bạn N ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Nêu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? Câu 2: Em hãy giải thích vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? Cho ví dụ minh họa? Câu 3: Vì sao học sinh phải học tập tự giác, tích cực? Nêu 2 việc làm của bản thân thể hiện học tập tự giác, tích cực? Câu 4: Trong giờ học Anh, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm. Bạn D mặc dù học giỏi, biết câu trả lời nhưng không tham gia thảo luận mà ngồi đọc truyện. a. Nhận xét về suy nghĩ và việc làm của D? Nếu là bạn cùng nhóm với D, em sẽ khuyên bạn như thế nào? b. Hãy chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện tính tích cực tự giác trong học tập? Câu 5: Mỗi buổi tối Hùng thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ. Nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra. Câu hỏi:
- a. Theo em, bạn Hùng có là người học tự giác, tích cực không? Vì sao? b. Hãy chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện tính tích cực tự giác trong học tập? BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa