Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.

C. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.

D. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Xây dựng giả thuyết.

B. Phân tích kết quả.

C. Kiểm tra giả thuyết.

D. Quan sát, đặt câu hỏi.

Câu 3: Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là

A.3 lớp electron, 3 electron lớp ngoài cùng.

B.3 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.

doc 10 trang Bích Lam 09/03/2023 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_c.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều

  1. Đề cương ôn thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều I. Trắc nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng. C. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang. D. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Câu 2: Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên? A. Xây dựng giả thuyết. B. Phân tích kết quả. C. Kiểm tra giả thuyết. D. Quan sát, đặt câu hỏi. Câu 3: Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là A.3 lớp electron, 3 electron lớp ngoài cùng. B.3 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.
  2. C.3 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng. D.2 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng. Câu 4:Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là: A. 45 km. B. 89 km. C. 90 km. D. 100 km. Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ: Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ. B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh. C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau. D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.
  3. Câu 6: Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là: A. km.h. B. h/km. C. kmh. D. km/h. Câu 7: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó? A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h. B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h. C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h. D. Cả A và C. Câu 8: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép? A. Nhỏ hơn 0,64 s. B. Lớn hơn 0,64 s.
  4. C. Lớn hơn 0,7 s. D. Nhỏ hơn 0,7 s. Câu 9: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng A. bảo vệ lá cây. B. dẫn truyền các chất. C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. D. giúp khí carbon dioxide và oxygen đi vào lá cây. Câu 10: Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào? A.Oxygen. B.Carbon dioxide. C.Chất dinh dưỡng. D. Nước. Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp? A. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. B. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ. C. Khí khổng thoát hơi nước làm mất nguyên liệu của quá trình quang hợp. D. Gân lá có chức năng vận chuyển nguyên liệu vả sản phẩm quang hợp. Câu 12: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người? A. Quang năng → Hóa năng. B. Hóa năng → Nhiệt năng.
  5. C. Điện năng → Nhiệt năng. D. Điện năng → Cơ năng. Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp? A. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp. B. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng cao. C. Cây ưa bóng có nhu cầu ánh sáng thấp. D. Cường độ sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng. Câu 14:Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì A.đảm bảo sự thuận tiện trong chăm sóc và thu hoạch. B. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ. C. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp cao, nhưng không tích lũy được chất hữu cơ. D.đảm bảo tính thẩm mĩ trong trồng trọt. Câu 15: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là A.nước và carbon dioxide. B.nước và oxygen. C.chất hữu cơ và oxygen. D.chất hữu cơ và carbon dioxide. Câu 16: Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?
  6. A. Để cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm. B. Vì nước ấm làm tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuận lợi cho hạt nảy mầm. C. Để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm. D. Để cung cấp oxygen và carbon dioxide cho hạt, kích thích hạt nảy mầm. Câu 17:“Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dựbáo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. C. Kĩ năng dự báo B. Kĩ năng liên kết tri thức. D. Kĩ năng đo. Câu 18 : Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt C. Kĩ năng dự báo B. Kĩ năng quan sát; D. Kĩ năng đo đạc Câu 19: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là: A. 33 ml. B. 73 ml. C. 32,5 ml. D. 35,2 ml Câu 20: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
  7. A. electron và neutron C. neutron và electron. B. proton và neutron. D. electron, proton và neutron Câu 21: Khối lượng nguyên tử bằng A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron. B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân. C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron D. tổng khối lượng neutron và electron. Câu 22: Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium, silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23 Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. 5 C. 8 B. 7 D. 9 Câu 24. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của A. Khối lượng C. tỉ trọng B. Số proton D. Số neutron Câu 25: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?
  8. A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó B. Chu kì của nó C. Số nguyên tử của nguyên tố D. Số thứ tự của nguyên tố. Câu 26. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là gì? A. Chu kì C. Loại B. Nhóm D. Họ Câu 27 . Phần lớn các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là A. Kim loại C. Khí hiếm B. Phi kim D. Chất khí Câu 28. Đơn chất là gì? A. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học B. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học. C. được tạo nên từ ban guyên tố hóa học D. được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học. Câu 29. Hợp chất là gì? A. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Hợp chất gồm hai loại lớn là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. B. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học C. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học. D. được tạo nên từ ba nguyên tố hóa học.
  9. Câu 30 Chọn câu đúng: A. Đơn chất và hợp chất giống nhau C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với 2 nguyên tố hóa học. B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học D. Có duy nhất một loại hợp chất. Câu 31. Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có: A. Khí hidro. C. Photpho. B. Nhôm. D. Đá vôi. Câu 32. Liên kết cộng hóa trị được hình thành do A. lực hút tĩnh điện yếu giữa các C. các đám mây electron nguyên tử. B. các cặp electron dùng chung D. các electron hoá trị. Phần II: Tự luận Bài 1 Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Trong hạt nhân nguyên tử X, hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện tích dương là 1 hạt. a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. b) Tính khối lượng nguyên tử X. c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp. Bài 2: Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?
  10. Bài 3: Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học Ne? Bài 4 a) Kí hiệu của nguyên tố hóa học là gì? b) Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al. • Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm? • Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm? Bài 5 a) Lấy 1 ví dụ về đơn chất và hợp chất b) Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử B, 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi. Tìm nguyên tử khối của B, cho biết tên và kí hiệu của B?