Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.
Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_c.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 môn GDCD 7 Các em vận dụng nội dung chương trình học của 3 bài sau đây: Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. - Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương. Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa. - Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa. - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. - Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa. Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Nêu được một số việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người khác. - Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau. - Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người. - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác - Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm.
- II. Bài tập ôn thi giữa kì 1 GDCD 7 Câu 1: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua A. định kiến. B. thời gian. C. quan niệm. D. lối sống. Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Hiếu thảo. B. Hiếu học. C. Cần cù. D. Trung thực. Câu 3: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây? A. Hà Nội. B. Ninh Bình. C. Thái Bình. D. Hưng Yên. Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này sang địa phương khác. C. đất nước này sang đất nước khác. D. người vùng này sang người vùng khác. Câu 5: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
- A. Uống nước nhớ nguồn. B. Lao động cần cù. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 7: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Hiếu học. Câu 8: Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện A. có ý thức phát huy nghề truyền thống. B. không có ý thức phát huy nghề truyền thống. C. lối sống theo hướng hiện đại. D. tầm nhìn xa trông rộng. Câu 9. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương. B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương. C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương. D. Làm xấu hình ảnh quê hương. Câu 10: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. di tích lịch sử - văn hóa B. di sản văn hóa vật thể C. di sản văn hóa phi vật thể D. danh lam thắng cảnh Câu 11: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào? A. Bảo vật quốc gia B. Di sản văn hóa phi vật thể C. Di sản thiên nhiên D. Di tích lịch sử - văn hóa
- Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 13: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 14. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. Câu 15: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 16: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng A. Phú Thọ B. Thừa Thiên Huế C. Quảng Bình D. Quảng Nam Câu 17. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cầm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 18. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
- A. Quan tâm. B. Cầm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 19. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Ganh ghét, để kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Câu 20. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã em nâng. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Nhường cơm, sẻ áo. D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. Câu 21. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 22. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.