Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối (Có đáp án)

A.Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị …….

A. đốt nóng và phát sáng B. mềm ra và cong đi

C. nóng lên D. đổi màu

Câu 2. Trong kim loại, điện tích nào dễ dịch chuyển?

A. Không có điện tích nào B. Electron trong nguyên tử

C. Hạt nhân nguyên tử D. Electron tự do

Câu 3. Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các………..trong dây dẫn kim loại:

A. proton mang điện tích dương B. electron tự do

C. hạt nhân nguyên tử D. electron mang điện tích âm

Câu 4. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách:

A. cọ xát vật B. cho chạm vào nam châm

C. nung nóng vật D. nhúng vật vào nước đá

Câu 5: electron tự do có trong vật nào dưới đây?

A. Mảnh nilong B. Mảnh sắt

C. Mảnh giấy khô D. Mảnh nhựa

Câu 6. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc:

A. cây thước hút sợi tóc

B. cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc

C. cây thước đẩy sợi tóc

D. cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc

doc 3 trang Thái Bảo 11/07/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: VẬT LÍ – LỚP 7 I. LÝ THUYẾT Câu 1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? Câu 2. Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào? Câu 3. Khi nào vật nhiễm điện âm? Khi nào vật nhiễm điện dương? Câu 4. Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? Câu 5. Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Dòng điện trong kim loại là gì? Câu 6. Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín? Câu 7. Nêu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện và ứng dụng. II. BÀI TẬP Các bài tập trong SGK: C1,C2,C3 (Trang 49); C2,C3,C4 (Trang 52); C4,C5,C6 (Trang 54); C7,C8,C9 (Trang 57); C6 (Trang 59); C8,C9 (Trang 62). III. Bài tập tham khảo A.Phần trắc nghiệm: Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị . A. đốt nóng và phát sáng B. mềm ra và cong đi C. nóng lên D. đổi màu Câu 2. Trong kim loại, điện tích nào dễ dịch chuyển? A. Không có điện tích nào B. Electron trong nguyên tử C. Hạt nhân nguyên tử D. Electron tự do Câu 3. Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các trong dây dẫn kim loại: A. proton mang điện tích dương B. electron tự do C. hạt nhân nguyên tử D. electron mang điện tích âm Câu 4. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách: A. cọ xát vật B. cho chạm vào nam châm C. nung nóng vật D. nhúng vật vào nước đá Câu 5: electron tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilong B. Mảnh sắt C. Mảnh giấy khô D. Mảnh nhựa Câu 6. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc: A. cây thước hút sợi tóc B. cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc C. cây thước đẩy sợi tóc D. cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc 1
  2. Câu 7. Một vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương B. Vật đó nhận thêm điện tích dương C. Vật đó nhận thêm electron D. Vật đó mất bớt electron Câu 8: Dòng điện trong kim loại là: A. dòng điện proton chuyển động có hướng. B. dòng các notron dịch chuyển có hướng. C. dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. D. dòng các nguyên tử tự do do dịch chuyển có hướng. Câu 9. Vật nào sau đây có thể coi là nguồn điện ? A. Pin, acquy B. Pin, bàn là C. Quạt điện D. Acquy, pin, bếp điện Câu 10. Một vật nhiễm điện âm nếu: A. nhận thêm electron B. nhận thêm hoặc mất bớt electron C. mất bớt electron D. cho thêm electron B. Phần tự luận: Câu 1. Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Hỏi quả cầu bị nhiễm điện gì? Giải thích. Khi thanh thủy tinh cọ xát vào một miếng lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Khi đặt một đầu thanh lại gần quả cầu, quả cầu bị hút về phía thanh, có thể có hai trường hợp khi nói về điện tích của quả cầu: -TH1: Quả cầu đã bị nhiễm điện âm -TH2: Quả cầu không bị nhiễm điện Câu 2. Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện âm. Hỏi vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron. Mảnh len nhiễm điện gì? Vật nhận thêm e: Nhựa ( nhiễm điện âm) Mất bớt e: Len ( nhiễm điện dương) Câu 3. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích? Vì phân xưởng dệt có các bụi vải trong không khí. Do đó bố trí các tấm kim loại nhiễm điện để hút các bụi vải này => tránh gây ảnh hưởng sức khỏe của công nhân. Câu 4. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? Câu 6. a/ Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 1 pin, một bóng đèn, các dây nối và khoá K mở. 2
  3. b/ Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, các dây nối và khoá K và vẽ chiều dòng điện trong mạch điện khi công tắc đóng. ĐỌC VÀ TÓM TẮT BÀI TIẾT 25 : TÁC DỤNG TỪ, HÓA HỌC, SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN 3