Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1: Dân số Châu Phi năm 2020 là bao nhiêu triệu người?

A. 1 340 B. 1 350 C. 1 360 D. 1 370

Câu 2: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Phi giai đoạn 2015 – 2020 là

A. 1,78. B. 2,13. C. 2,50. D. 2,54.

Câu 3: Châu lục nào sau đây còn có tên gọi khác là “Tân thế giới”?

A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Úc. D. Châu Phi.

Câu 4: Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu?

A. 40 triệu km2. B. 41 triệu km2. C. 42 triệu km2. D. 43 triệu km2.

Câu 5: Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. B. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.

Câu 6: Ai là người tìm ra Châu Mĩ?

A. Bartolomeu Dias. B. C.Cô-lôm-bô. C. Bartolomeu Dias. D. Francis Xavier

Câu 7: Châu Mĩ được người Châu Âu phát kiến khi nào?

A. Cuối thế kỉ XV B. Cuối thế kỉ XVI C. Cuối thế kỉ XVII D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 8: Đoàn thám hiểm do Cô-lôm-bô dẫn đầu di chuyển từ đâu?

A. Mũi Hảo Vọng. B. Cảng ở Anh.

C. Cảng ven Địa Trung Hải. D. Cảng ở Tây Ban Nha.

docx 3 trang Thái Bảo 29/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_dia_li_lop_7_ket_noi_tri.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2023-2024 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Dân số Châu Phi năm 2020 là bao nhiêu triệu người? A. 1 340 B. 1 350 C. 1 360 D. 1 370 Câu 2: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Phi giai đoạn 2015 – 2020 là A. 1,78. B. 2,13. C. 2,50. D. 2,54. Câu 3: Châu lục nào sau đây còn có tên gọi khác là “Tân thế giới”? A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Úc. D. Châu Phi. Câu 4: Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu? A. 40 triệu km2. B. 41 triệu km2. C. 42 triệu km2. D. 43 triệu km2. Câu 5: Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa các đại dương nào? A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. B. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương. C. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Câu 6: Ai là người tìm ra Châu Mĩ? A. Bartolomeu Dias. B. C.Cô-lôm-bô. C. Bartolomeu Dias. D. Francis Xavier Câu 7: Châu Mĩ được người Châu Âu phát kiến khi nào? A. Cuối thế kỉ XV B. Cuối thế kỉ XVI C. Cuối thế kỉ XVII D. Cuối thế kỉ XVIII Câu 8: Đoàn thám hiểm do Cô-lôm-bô dẫn đầu di chuyển từ đâu? A. Mũi Hảo Vọng. B. Cảng ở Anh. C. Cảng ven Địa Trung Hải. D. Cảng ở Tây Ban Nha. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 A D B C D B A D PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1: Hãy trình bày sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ.? - Địa hình Bắc Mỹ gồm 3 khu vực rõ rệt: + Miền núi Cooc-đi-e ở phía tây: là một trong những hệ thống núi lớn trên thế giới. Độ cao trung bình 3000 - 4000m, kéo dài 9000km theo chiều bắc-nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên, sơn nguyên. + Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, Đồng bằng Lớn, Đồng bằng Trung tâm và Đồng bằng Duyên hải, độ cao từ 200-500m thấp dần từ bắc xuống nam. + Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: có hướng đông bắc - tây nam, độ cao phần Bắc A-pa-lat từ 400-500m, phần nam A-pa-lat cao từ 1000-1500m. Câu 2: Hãy trình bày sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ. - Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ: + Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam => Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. + Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao. => Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn. Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ. - Đặc điểm sông ở Bắc Mỹ: + Mạng lưới sông dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.
  2. + Sông nhiều nước. + Chế độ nước đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn mưa, băng, tuyết tan. + Các sông lớn: hệ thống sông Mit-xu-ri- Mit-xi-xi-pi, sông Mác-ken-đi, - Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ: + Là khu vực đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn (14 hồ có diện tích trên 5 000km2) + Phần lớn là hồ nước ngọt. + Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ hồ, hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ Lớn, Câu 4: Hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ.? Thiên nhiên Bắc Mỹ nằm trong đới lạnh và đới ôn hòa: * Đặc điểm đới lạnh: - Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết bao phủ dày trên diện tích rộng. - Thực vật chủ yếu rêu, địa y, cỏ và cây bụi. - Động vật: nghèo nàn, có một số loài chịu được lạnh như tuần lộc, cáo Bắc Cực, và một số loài chim di cư. * Đặc điểm đới ôn hòa: - Khí hậu: + Phía bắc: khí hậu ôn đới + Phía đông nam: khí hậu cận nhiệt ấm, ẩm + Khu vực sâu trong lục địa mưa ít + Miền núi Cooc-đi-e: khí hậu khô hạn - Thực vật: rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyen, hoang mạc và bán hoang mạc. - Động vật: phong phú cả về số loài và số lượng mỗi loài gồm các loại ăn cỏ, ăn thịt, gặm nhấm và bò sát, Câu 5: Hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng tài nguyên rừng, nước, đất, khoáng sản. * Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất: - Đất được khai thác từ lâu để trồng trọt và chăn nuôi. - Thực trạng: đất bị thoái hóa do thời gian sử dụng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. - Biện pháp: ứng dụng khoa học-công nghệ trong quá trình sản xuất, sản xuất theo hướng “nông nghiệp xanh”. * Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước: - Nguồn nước ngọt phong phú - Thực trạng: bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Biện pháp: qui định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sách, * Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng: - Tài nguyên rừng giàu có: rừng lá kim, rừng hỗn hợp, - Thực trạng: bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác => diện tích suy giảm. - Biện pháp: Chính phủ Hoa Kỳ và Ca-na-đa đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng: + Thành lập các vườn quốc gia.
  3. + Khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên. + Quy định trồng mới sau khi khai thác. + Phòng chống cháy rừng * Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản: - Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào. - Thực trạng: khai thác quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt. - Biện pháp: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.