Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024

Câu 1: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc từ cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc đến cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 2 : Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện. B. các đường sức từ.

B. cường độ dòng điện. D. cảm ứng từ.

Câu 3: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

B. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

C. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

D. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. Câu 4: Trên hình vẽ, đường sức nào vẽ SAI?

A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3 D. Đường 4

Câu 4: Chuông điện là một ứng dụng của

A. từ trường. B. điện trường C. sự truyền âm D. phản xạ âm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.

B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.

C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.

D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất)

pdf 8 trang Thái Bảo 11/07/2024 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_n.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024

  1. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHTN 7 NĂM HỌC 2023-2024 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC. 1. Bài 14: Nam châm 2. Bài 15: Từ trường 3. Bài 16: Từ trường của trái đất 4. Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật 5. Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh 6. Bài 18: Quang hợp ở thực vật 7. Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp 8. Bài 21: Hô hấp tế bào 9. Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào 10. Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật B. CÂU HỎI ÔN TẬP I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho: A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc từ cực kia của nam châm. D. Có chiều từ cực Bắc đến cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 2 : Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. B. cường độ dòng điện. D. cảm ứng từ. Câu 3: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau. B. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau. C. Hai thanh nam châm đặt gần nhau. D. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. Câu 4: Trên hình vẽ, đường sức nào vẽ SAI? A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3 D. Đường 4 Câu 4: Chuông điện là một ứng dụng của A. từ trường. B. điện trường C. sự truyền âm D. phản xạ âm Câu 5: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực. B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh. C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực. D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).
  2. Câu 6: Những phát biểu dưới đây là đúng hay sai? A. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất. B. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất. C. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất. D. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất. Câu 7: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh điện tích đứng yên. C. Xung quanh dòng điện. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 8: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Ti vi đang tắt. B. Thanh sắt đặt trên bàn. C. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ. D. Bóng đèn đang sáng Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng? A. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có hình dạng như nhau. B. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong. C. Càng xa nam châm các mạt sắt càng thưa. D. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm. Câu 10: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ A. chịu tác dụng của lực từ. B. chịu tác dụng của lực đàn hồi. C. có dòng điện chạy qua. D. phát sáng. Câu 11: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được xem pin có còn điện hay không? A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin Câu 12: Cách nào sau đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện? A. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện. B. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm điện. C. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây. D. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện. Câu 13: Đường sức từ của một thanh nam châm thẳng được biểu diễn như hình vẽ. Đầu A và đầu B của thanh nam châm lần lượt tương ứng với từ cực là A. Nam - Bắc. B. Bắc - Bắc. C. Nam - Nam. D. Bắc - Nam Câu 14: Từ trường ở vị trí nào trong hình dưới đây là mạnh nhất?
  3. A. Vị trí 3. B. Vị trí 1. C. Vị trí 2. D. Vị trí 4 Câu 15: Có hiện tượng gì xảy ra nếu ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Kim nam châm quay ngược lại. B. Kim nam châm bị đẩy ra C. Kim nam châm vẫn đứng yên. D. Kim nam châm quay một góc 900 Câu 15: Vì sao nói Trái Đất là "một thanh nam châm khổng lồ"? A. Vì trên Trái Đất có nhiều nam châm. B. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường. C. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. D. Vì Trái Đất hút sắt và hợp kim của sắt mạnh. Câu 16: Đi từ vị trí la bàn tới toà nhà là đi về hướng A. Đông. B. Bắc. C. Nam. D. Tây Câu 17: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định A. khối lượng của một vật. B. phương hướng trên mặt đất.
  4. B. trọng lượng của vật. D. nhiệt độ của môi trường sống. Câu 18: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột Câu 19: Sản phẩm cùa quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen. glucose. D. glucose, nước. Câu 20: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp. C. Quang hợp. D. Thoát hơi nước Câu 21: Quang hợp là quá trình biến đổi A. nhiệt năng thành hoá năng. B. quang năng thành hoá năng. C. hoá năng thành nhiệt năng. D. quang năng thành nhiệt năng Câu 22: Ghép các bộ phận của lá với chức năng tương ứng cho phù hợp Bộ phận Chức năng 1, Gân lá a, trao đổi khí và thoát hơi nước. 2, Lục lạp b, vận chuyển nước và chất hữu cơ. 3, Khí khổng c,giữ lá trên cành thân cây. 4, Cuống lá d, thu nhận ánh sáng. A. 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 - c B. 1 – a; 2 – c; 3 – b; 4 - d C. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b D. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d Câu 23: Nhận xét nào dưới đây là sai? A. Quang hợp chỉ diễn ra ở những bộ phận chứa lục lạp như lá, thân non, B. Quang hợp cũng là quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. C. Sinh vật có khả năng quang hợp được gọi là sinh vật tự dưỡng. D. Các loài cây có lá màu đỏ không có khả năng quang hợp. Câu 24. Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây? A. Lá cây. B. Thân cây. C. Rễ cây. D. Gai của cây. Câu 25: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh ? A. Ánh sáng B. Nước C. Khí carbon dioxide D. Khí oxygen Câu 26: Hoàn thành sơ đồ sau: A. (1) Carbon dioxide; (2) Nước; (3) chất hữu cơ; (4) Oxygen B. (1) chất hữu cơ; (2) Oxygen; (3) Carbon dioxide; (4) Nước. C. (1) Carbon dioxide; (2) Chất hữu cơ; (3) Nước; (4) Oxygen
  5. D. (1) chất hữu cơ; (2) Oxygen; (3) Carbon dioxide; (4) Năng lượng. Câu 27: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây ? A. Lục lạp B. Ti thể C. Không bào D. Ribosome Câu 28: Các khẳng định sau đây là đúng ? A. Độ mở của khí khổng tăng dần từ sáng đến tối. B. Khi cây thiếu ánh sáng và nước, quá trình trao đổi khí sẽ bị hạn chế. C. Ở tất cả các loài thực vật, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên của lá. D. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn. Giải thích các khẳng định sai: (A) Sai. Ánh sáng có sự ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng, độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào chiều tối. (C) Sai. Ở hầu hết các loài thực vật trên cạn, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. (D) Sai. Khí khổng không đóng lại hoàn toàn. Câu 29: Cơ quan nào của cây thoát hơi nước ra môi trường bên ngoài? A. Thân cây. B. Rễ cây. C. Lá cây. D. Vỏ cây Câu 30: Sơ đồ nào sau đây là đúng với quá trình trao đổi khí? A. B. C. D. II. TỰ LUẬN Câu 1: a, Từ trường xuất hiện ở đâu? Hãy quan sát các hình dưới đây và cho biết xung quanh vật nào có từ trường và không có từ trường ? Hình 4: Cái loa khi người Hình 1: Trái Đất. Hình 2: Bàn ủi. Hình 3: Điện thoại đang dùng. đang nói. b. Cho một nam châm thẳng như hình vẽ. Xác định cực của thanh nam châm trên hình.
  6. c, Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng sau đây. Câu 2: Vẽ đường sức từ và xác định chiều của đường sức từ của nam châm thẳng sau: Câu 3: Cho các nguyên liệu tham gia là: Glucose, Oxygen và sản phẩm là Nước, Carbon dioxide, năng lượng ATP, nhiệt của quá trình hô hấp tế bào. a. Em hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ. b. Sản phẩm khí của hô hấp tế bào ở thực vật được thoát ra ngoài qua bộ phận nào của lá ? c. Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 400C) ? Câu 4: Em quan sát hình và trả lời các câu hỏi: a. Trình bày khái niệm hô hấp tế bào? Nêu hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào? b. Hoàn thành chú thích vị trí (1) và (2) trong phương trình hô hấp tế bào? Glucose + (1) . → Nước + (2) . + Năng lượng (ATP + nhiệt) Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích mối quan hệ giữa quá trình hô hấp tế bào và quá trình quang hợp? Câu 5: Quan sát hình ảnh về hô hấp tế bào và cho biết:
  7. a, Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là gì? Hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ? b, Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu ? c, Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? d, So sánh tốc độ hô háp tế bào của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó? Câu 6. Quan sát hình, hãy xác định: a, Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp. b, Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp. c, Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp. d, Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ.”? Câu 7: Nhà Hoa vừa thu hoạch lạc. Hoa chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 gam hạt chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Hoa thấy trên đĩa nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng nảy mầm. Em hãy giải thích: a, Thí nghiệm bạn Hoa làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì? b, Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến hiện tượng sinh lí nào? c, Tại sao hạt lạc để trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không? Hướng dẫn: a, Thí nghiệm chứng minh: Các yếu tố như nồng độ khí oxygen, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp sẽ giúp hạt thực hiện quá trình hô hấp (thể hiện qua quá trình nảy mầm)
  8. b, Hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình hô hấp. c, Hạt lạc trong túi nylon không nảy mầm được vì trong túi nylon kín, các điều kiện như nồng độ khí oxygen, độ ẩm không thích hợp để quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ, cung cấp năng lượng cho quá trình hạt nảy mầm.