Đề cương ôn tập cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)

Câu 1. Kinh đô của Chăm-pa từ thế kỉ X là gì?

A. Trà Kiệu. B. Vi-giay-a. C . Pa-lem-bang. D. Đồng Dương.

Câu 2. Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?

A. Thái Lan. B. Chăm-pa. C. Mã Lai. D. Chân Lạp.

Câu 3. Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là gì?

A. sản xuất nông nghiệp. B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. buôn bán đường biển. D. chăn nuôi du mục.

Câu 4. Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là gì?

A. Đại Cồ Việt. B. Đại Nam. C. Đại Ngu. D. Đại Việt.

Câu 5. Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới thời Hồ Qúy Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì?

A. Quân điền. B. Lộc điền. C. Hạn điền. D. Phú điền.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính?

A. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

B. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn.

C. Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc.

D. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

docx 4 trang Thái Bảo 11/07/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1- Kiến thức: Kiểm tra lại các đơn vị kiến thức đã học: a. Phân môn Lịch sử: Từ bài 15 đến bài 18 - Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407) - Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) - Vương quốc Champa và cùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế thỉ XVI b. Phân môn Địa lí: Từ bài 14 đến bài 19 - Châu Mỹ: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ. Đặc điểm dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng Amazon - Châu Đại Dương: Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - Châu Nam Cực: Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 2. Năng lực: - Năng lực phân tích về các mối quan hệ địa lý: Giữa điều kiện tự nhiên với nhau, điều kiện tự nhiên và phát triển các ngành kinh tế - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 3 - Phẩm chất - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm - Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường B. CẤU TRÚC 1- Câu hỏi tự luận: 34 câu 2- Câu hỏi trắc nghiệm: 8 câu C. NỘI DUNG CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM a. Phân môn Lịch sử Câu 1. Kinh đô của Chăm-pa từ thế kỉ X là gì? A. Trà Kiệu. B. Vi-giay-a. C . Pa-lem-bang. D. Đồng Dương. Câu 2. Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị? A. Thái Lan. B. Chăm-pa. C. Mã Lai. D. Chân Lạp. Câu 3. Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là gì? A. sản xuất nông nghiệp. B. sản xuất thủ công nghiệp. C. buôn bán đường biển. D. chăn nuôi du mục. Câu 4. Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là gì? A. Đại Cồ Việt. B. Đại Nam. C. Đại Ngu. D. Đại Việt. Câu 5. Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới thời Hồ Qúy Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì? A. Quân điền. B. Lộc điền. C. Hạn điền. D. Phú điền. Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính? A. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. B. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. C. Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc. D. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. Câu 7. Nhà Minh lấy cớ gì khi đem quân sang xâm lược Đại Ngu? A. Nhà Hồ không sử sứ giả sang xin sắc phong.
  2. B. Nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần. C. Nhà Trần cho quân xâm lấn lãnh thổ nhà Minh. D. Nhà Trần không thần phục, cống nạp nhà Minh. Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì? A.Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi. B.Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí. C.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn. D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Tống. C. Nhà Nguyên D. Nhà Minh. Câu 10. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”? A. Nguyễn Chích B. Lê Lợi. C. Nguyễn Trãi. D. Đinh Lễ. Câu 11. Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ? A. Lam Sơn thực lục. B. Phủ biên tạp lục. C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử kí. Câu 12. Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B.Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 13. Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D.Thiên chúa giáo. Câu 14. Dưới thời Lê sơ, Vân Đồn, Tam Kỳ, Hội Thống là nơi A. tập trung các làng nghề thủ công. B. triều đình thí điểm thực hiện phép quân điền. C. thuyền bè các nước qua lại buôn bán. D. xây dựng tuyến phòng thủ quân sự của đất nước. Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ? A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế. B. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn. C. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi. D. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo. b. Phân môn Địa lí Câu 1. Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là: A. Coocdie B. Atlat C. Apalat D. Andet. Câu 2. Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn, nằm hoàn toàn ở . A. Bán cầu bắc. B. Bán cầu nam. C. Bán cầu tây. D. Bán cầu đông Câu 3. Địa hình Bắc Mỹ gồm mấy khu vực? A. Hai khu vực. B. Ba khu vực. C. Bốn khu vực. D. Năm Khu vực. Câu 4. Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. B. Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương. C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ. D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ. Câu 5. Trung và Nam Mỹ không bao gồm ? A. Eo đất Trung Mỹ. B. Lục địa Nam Mỹ. C. Hệ thống núi Cooc-đi-e. D. Quần đảo Ăng-ti. Câu 6. Dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc từ đâu? A. Người Anh-điêng, người Âu, người Phi. B. Người Anh-điêng, người Phi.
  3. C. Người Anh-điêng, người Âu. D. Người Anh-điêng. Câu 7. Lãnh thổ châu Đại Dương gồm mấy bộ phận? A. Hai bộ phận. B. Ba bộ phận. C. Bốn bộ phận. D. Năm bộ phận Câu 8. Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện vào năm nào? A. 1956. B. 1957. C. 1958. D. 1959. Câu 9. Châu Nam Cực còn có tên gọi khác nào? A. Hoang mạc lớn nhất trên thế giới B. Hoang mạc lạnh của thế giới C. Châu lục khô hạn D. Châu lục ẩm ướt nhất Câu 10. Nguyên nhân ra đời của hiệp ước Nam Cực do đâu? A. Do hoạt động của con người ngày càng gia tăng, đe dạo đến môi trường B. Do giàu có về tài nguyên khoáng sản C. Do có sự tranh chấp giữa các châu lục D. Do vị trí địa lí thuận lợi Câu 11. Đâu là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Ô-xtrây-li-a? A. Tiếng Anh. B. Tiếng A-rập. C. Tiếng Hoa. D. Tiếng Hi Lạp. Câu 12. Để phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn ngành chăn nuôi nào chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a? A. Chăn nuôi cừu. B. Chăn nuôi bò. C. Chăn nuôi dê. D. Chăn nuôi lợn. Câu 13. Số dân Ô-xtray-li-a tăng nhanh là do nguyên nhân nào? A. Quy mô dân số cao B. Do dân nhập cư C. Tỉ lệ dân số trong tuổi sinh đẻ cao D. Tỉ suất tang dân số tự nhiên thấp Câu 14. Quốc gia có diện tích lớn nhất châu Đại Dương là A. Niu Dilen B. Ô-xtrây-li-a. C. Pa pua Niu Ghi nê. D. Va-nu-a-tu. Câu 15. “Hiệp ước châu Nam Cực” được kí kết vào năm nào? A. 1957. B. 1958. C. 1959. D. 1969. II. Tự luận Câu 1: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy: a. Cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự độc đáo về lịch sử và văn hoá của Ô-xtrây-li-a? b. Tìm hiểu một số nét về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a. Câu 3: Vì sao việc bảo vệ rừng Amazon lại quan trọng? Em hãy liên hệ với vấn đề khai thác bảo vệ rừng ở Việt Nam Câu 4: Trình bày một đặc điểm dân cư, xã hội ở khu vực Trung và Nam Mĩ? Câu 5: Từ nội dung các đoạn tư liệu sau, theo em nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh là gì? Vì sao? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu. 1. Khi họp bàn về kế sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, 1993, tr. 211) 2. Nguyễn Trãi đã từng nhận xét: Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển; Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước. (Theo Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Quan hải tùng thư (dịch nghĩa), NXB Khoa học xã hội, 2020, tr. 222) Câu 6: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế xã hội thời Lê sơ
  4. Việt Hưng ngày 5 tháng 4 năm 2024 BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Kiều Thị Tâm Chu Thị Trúc Nguyễn Thị Thu Huyền