Đề cương ôn tập cuối kì II môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Vũ Hà Thu

I. TRẮC NGHIỆM : Học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.

B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.

D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 2: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp?

A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao.

B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao.

C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao.

D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao.

Câu 3: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh?

A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.

B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.

C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.

D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.

Câu 4: Tại sao trong công đoạn chuẩn bị cá giống lại yêu cầu cá đồng đều về kích cỡ?

A. Để cá trong đàn cạnh tranh nhau thức ăn.

B. Hỉ vọng nhanh được thu hoạch.

C. Tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé.

D. Để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc.

docx 4 trang Thái Bảo 11/07/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Vũ Hà Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Vũ Hà Thu

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1- Kiến thức: Kiểm tra lại các đơn vị kiến thức đã học - Phòng và trị bệnh cho vật nuôi - Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ - Giới thiệu về thủy sản - Nuôi cá ao 2. Năng lực: - Kiểm tra kỹ năng: Hiểu được vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi từ lúc còn non cho đến lúc trưởng thành , cách phòng bệnh và chữa bệnh cho vật nuôi. 3. Phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, bảo vệ môi trường B. HÌNH THỨC RA ĐỀ: - 50 % trắc nghiệm; 50% tự luận. C. NỘI DUNG CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM : Học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì? A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp. B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp. C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp. D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi. Câu 2: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp? A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao. B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao. C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao. D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao. Câu 3: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh? A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau. B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau. C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn. D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn. Câu 4: Tại sao trong công đoạn chuẩn bị cá giống lại yêu cầu cá đồng đều về kích cỡ? A. Để cá trong đàn cạnh tranh nhau thức ăn. B. Hỉ vọng nhanh được thu hoạch. C. Tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé. D. Để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc. Câu 5: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là: A. Sử dụng vaccine. B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.
  2. C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt. D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên. Câu 6: Phòng bệnh tốt cho vật nuôi không có tác dụng nào sau đây? 1. Tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho vật nuôi. 2. Hạn chế sự tiếp xúc của vật nuôi với nguồn bệnh. 3. Giúp vật nuôi nhanh khỏi bệnh. 4. Ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. 5. Tạo miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi chống lại tác nhân gây bệnh. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì? A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp. B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp. C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp. D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi Câu 8: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì? A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá. C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước. Câu 9: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch? A. Bệnh giun đũa B. Bệnh cúm gia cầm. C. Bệnh ghẻ. D. Bệnh viêm khớp. Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người. A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người. B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người. C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người. D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người. Câu 11: Có mấy biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 12: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản? A. Ruốc cá hồi. B. Xúc xích. C. Cá thu đóng hộp. D. Tôm nõn. Câu 13: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản? A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ. C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi Câu 14: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?
  3. A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng Nam Trung Bộ D. Đồng bằng duyên Hải Câu 15: Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào? A. Xương cá. B. Thịt cá. C. Da cá. D. Mỡ cá. Câu 16: Đâu không phải ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản? A. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu. B. Bảo tồn đa dạng sinh học. C. Cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho con người. D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Câu 17: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định? A. Sử dụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện. C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép. Câu 18: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều? A. Tỉnh Cà Mau B. Tỉnh Quảng Ninh C. Tỉnh Quảng Nam D. Tỉnh Đồng Nai Câu 19: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng? A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả. B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc. C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao. D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả. Câu 20: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì? A. Cải tạo độ mặn cho nước ao. B. Tạo độ trong cho nước ao. C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao. D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá. Câu 21: Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát. C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối. D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối. Câu 22: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi? A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật. B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng. C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá. D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi. Câu 23: Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây? A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao. B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao. C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao.
  4. D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới. Câu 24: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây? A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá. B. Tiêm thuốc cho cá. C. Bôi thuốc cho cá. D. Cho cá uống thuốc. Câu 25: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước? A. Độ trong của nước B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước C. Nhiệt độ của nước D. Muối hòa tan trong nước II. TỰ LUẬN: Câu 1: Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản? Câu 2: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết? Câu 3: Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản?. BGH Duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Kiều Thị Tâm Vũ Hà Thu