Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ:

A. được mọi người tin tưởng. B. không được tin tưởng.

C. bị lợi dụng. D. bị xem thường.

Câu 2. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?

A. Tiết kiệm. B. Giữ chữ tín. C. Khiêm tốn D. Giản dị.

Câu 3. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào?

A. Biết quan tâm người khác. B. Giữ chữ tín với khách hàng.

C. Biết tôn trọng người khác D. Bội tín trong kinh doanh.

Câu 4. Đầu năm học, M hứa với mẹ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Đúng như lời đã hứa, cuối năm Mđạt danh hiệu học sinh giỏi và được cô giáo khen là ngày càng tiến bộ. Việc làm của M thể hiện đức tính nào dưới đây?

A. Tôn trọng người khác. B. Không giữ chữ tín.

C. Giữ chữ tín. D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 5. L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây?

A. Liêm khiết. B. Giữ chữ tín.

C. Yêu thương mọi người. D. Tôn trọng lẽ phải

Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

A. Biết giữ lời hứa. B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

C. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. D. Không tin tưởng nhau.

docx 4 trang Thái Bảo 11/07/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN GDCD 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức: - Giữ chữ tín - Bảo tồn di sản văn hóa II. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống B. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (50%), tự luận (50%) C. BÀI TẬP I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng. Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ: A. được mọi người tin tưởng. B. không được tin tưởng. C. bị lợi dụng. D. bị xem thường. Câu 2. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào? A. Tiết kiệm. B. Giữ chữ tín. C. Khiêm tốn D. Giản dị. Câu 3. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào? A. Biết quan tâm người khác. B. Giữ chữ tín với khách hàng. C. Biết tôn trọng người khác D. Bội tín trong kinh doanh. Câu 4. Đầu năm học, M hứa với mẹ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Đúng như lời đã hứa, cuối năm Mđạt danh hiệu học sinh giỏi và được cô giáo khen là ngày càng tiến bộ. Việc làm của M thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Tôn trọng người khác. B. Không giữ chữ tín. C. Giữ chữ tín. D. Tôn trọng lẽ phải. Câu 5. L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây? A. Liêm khiết. B. Giữ chữ tín. C. Yêu thương mọi người. D. Tôn trọng lẽ phải Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là: A. Biết giữ lời hứa. B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối. C. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. D. Không tin tưởng nhau. Câu 7. Chữ tín là:
  2. A. coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình. B. đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và hiểu họ. C. sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. D. niềm tin của con người đối với nhau. Câu 8. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây? A. Yêu thương mọi người. B. Tin tưởng người khác. C. Biết giữ chữ tín. D. Tôn trọng người khác. Câu 9. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Liêm khiết. B. Tự trọng C. Trung thực D. Giữ chữ tín. Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín? A. Hứa nhưng không thực hiện. B. Thực hiện đúng những gì đã nói. C. Nói một đằng làm một nẻo. D. Không tin tưởng mọi người. Câu 11. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín? A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng. C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ. Câu 12. Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Giữ chữ tín . B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết. D. Bao dung. Câu 13. Nhân vật nào dưới đây đã không giữ chữ tín? A. Anh P đến điểm hẹn đúng giờ. B. Chị X luôn thực hiện đúng những gì đã hứa. C. Bạn K thường nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi. D. Anh Q luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 14: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương. B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội. C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan. D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường Câu 15: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Câu 16: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 17: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
  3. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 18: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. Câu 19: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. Di tích lịch sử - văn hóa B. Di sản văn hóa vật thể C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Danh lam thắng cảnh Câu20: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 21: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 22: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận? A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 23: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 24: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào? A. Bảo vật quốc gia B. Di sản văn hóa phi vật thể C. Di sản thiên nhiên D. Di tích lịch sử - văn hóa Câu 25: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Thế nào là giữ chữ tín? Em hãy nêu một số câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín? Câu 2: Di sản văn hóa là gì? Thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Câu 3 : Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.” Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao?
  4. Câu 4: Cho tình huống: Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tường, thân cây, để đánh dấu những nơi mình đã tới. a Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H trong tình huống trên? b. Nếu em là bạn của H trong tình huống trên, em sẽ khuyên H điều gì? BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa