Đề cương ôn tập cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thứ (Có đáp án)

Câu 1. Nét nổi bật nhất của văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia là

A. đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

B. đều có hệ thống chữ viết riêng.

C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng rất đặc sắc.

D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

Câu 2. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là

A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo.

C. Đạo giáo, Hồi giáo D. Phật giáo và Ki-tô giáo.

Câu 3. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Thái Lan B. Mi-an-ma

C. Ma-lai-xi-a D. Xing-ga-po

Câu 4. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ B. Xu-li-nha Vông-xa

C. Pha Ngừm D. Giay-a-vác-man II

Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  1. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển.
  2. Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển.
  3. Kinh tế phát triển khá thịnh đạt.
  4. Những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
docx 4 trang Thái Bảo 11/07/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thứ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần Lịch sử 1. Học sinh ôn tập kiến thức các bài: 4,5,6,7,8. 2. Nội dung chính - Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. - Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. - Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. - Vương quốc Lào. - Vương quốc Cam-pu-chia. II. Phần Địa lí 1. Học sinh ôn tập kiến thức các bài: 6,7,9,10. 2. Nội dung chính - Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. - Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á . - Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. - Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI - 50% trắc nghiệm (20 câu) + 50% tự luận. C. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP I. Câu hỏi trắc nghiệm (Một số câu hỏi tham khảo) Câu 1. Nét nổi bật nhất của văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia là A. đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. B. đều có hệ thống chữ viết riêng. C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng rất đặc sắc. D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng. Câu 2. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo. C. Đạo giáo, Hồi giáo D. Phật giáo và Ki-tô giáo. Câu 3. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Thái Lan B. Mi-an-ma C. Ma-lai-xi-a D. Xing-ga-po Câu 4. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353? A. Chậu A Nụ B. Xu-li-nha Vông-xa C. Pha Ngừm D. Giay-a-vác-man II Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI? A. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển. B. Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển. C. Kinh tế phát triển khá thịnh đạt. D. Những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
  2. Câu 6. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ: A. sự phát triển của nền kinh tế B. đời sống người dân được nâng cao C. thực hiện tốt chính sách dân số D. tỉ lệ người nữ ít hơn nam Câu 7. Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau những châu lục nào? A. Châu Á và châu Âu B. Châu Á và châu Mĩ C. Châu Âu và châu Mĩ D. Châu Mĩ và châu Nam Cực Câu 8. Đường biển biển của châu Phi không có đặc điểm nào? A. Ít bán đảo và đảo B. Ít vịnh biển C. Ít bị chia cắt D. Có nhiều bán đảo lớn Câu 9. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây? A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 10. Quốc gia nào ở Nam Á có nền kinh tế phát triển nhất? A. Pa-ki-xtan B. Băng-la-đét. C. Ấn Độ. D. Nê-pan. II. Câu hỏi tự luận Câu 1. Tại sao nói thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc? Câu 2. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường? Câu 3. a. Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVI. b. Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa như thế nào? c. Dưới các triều đại phong kiến, Việt Nam cũng có rất nhiều các công trình kiến trúc tiêu biểu, em hay kể tên một số công trình kiến trúc của Việt Nam được xây dựng dưới thời kì này. Câu 4. Châu Á có những khu vực nào? Nêu hiểu biết của em về một khu vực ở châu Á mà em biết? Câu 5. Cho bảng số liệu: Số dân và mật độ dân số của châu Á và thế giới năm 2020 Châu lục Số dân Mật độ dân số (triệu người) Người/km2) Châu Á 4641,1 150 Thế giới 7794,8 60 a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân số thế giới. b. Nêu nhận xét về số dân và mật độ dân số của châu Á. Câu 6. Trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên và vấn đề nạn đói ở châu Phi. Câu 7. Lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi. Ban Giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh Bùi Thị Thứ
  3. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 7 GỢI Ý – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A C D C B D C C II. Câu hỏi tự luận Câu 1. Thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc là vì: - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện. - Các vị vua Đường đều cho mở khoa thi để tuyển chọn hiền tài phục vụ đất nước. - Giảm tô, thuế, thi hành chế độ quân điền, kinh tế phát triển vượt bậc hơn các triều đại trước. - Là đế quốc hùng mạnh, rộng lớn vào bậc nhất thế giới lúc đó với nền văn hóa rất phát triển. Câu 2. Điểm mới của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường: - Nông nghiệp: Có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều, - Thủ công nghiệp: Đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. + Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang, + Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn. - Thương nghiệp: Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến, đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Câu 3. a, Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVI. Nội dung Thành tựu văn hóa - Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á. Tín ngưỡng - Hồi giáo cùng theo chân thương nhân Ả Rập và Ấn Độ du nhập vào Đông tôn giáo Nam Á trong thời kỳ này. Chữ viết, - Nhiều nước ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. văn học - Dòng văn học xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Kiến trúc - Nhiều công trình kiến trúc điêu khắc như chùa, đền, tháp kỳ vĩ được xây điêu khắc dựng. b. Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa: - Cư dân Đông Nam Á không tiếp thu một cách thụ động hay “sao chép y nguyên” thành tựu ngôn ngữ của nước ngoài, mà đã có sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo, biến đổi sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc mình. - Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học ) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. c. Dưới các triều đại phong kiến, Việt Nam cũng có rất nhiều các công trình kiến trúc tiêu biểu, tên một số công trình kiến trúc của Việt Nam được xây dựng dưới thời kì này: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, cố đô Huế, Câu 4. - Châu Á được chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Câu 5.
  4. - Tỉ lệ số dân châu Á: (4641,1 : 7794,8).100% = 59,5%. - Nhận xét: châu Á có số dân chiếm hơn một nửa dân số thế giới, là châu lục đông dân nhất thế giới. Câu 6. a. Vấn đề tăng dân số tự nhiên và vấn đề nạn đói ở châu Phi. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới. - Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gần đây cao hơn 2 lần so với thế giới. b. Nạn đói ở châu Phi. - Mỗi năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe doạ, trong đó vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị - Hàng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới. Câu 7. Lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi. Cách thức khai thác Môi trường xích đạo Môi trường nhiệt đới thiên nhiên - Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn - Thực hiện trồng gối vụ, nuôi gia súc theo hình thức chăn thả xen canh nhiều cây trồng - Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành Hoạt động kinh tế - Hình thành các vùng các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp chuyên canh cây công để xuất khẩu nghiệp theo quy mô lớn - Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản - Bảo vệ rừng và trồng - Xây dựng các công trình thủy lợi Bảo vệ thiên nhiên rừng. - Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Ban Giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh Bùi Thị Thứ