Đề cương ôn tập cuối học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Loan (Có đáp án)
Câu 1. Biểu hiện của học tập tự giác và tích cực? Vì sao phải học tập tự giác và tích cực?
Câu 2. Trình bày ý nghĩa và biểu hiện của giữ chữ tín.
Câu 3. Thế nào là di sản văn hoá? Em hãy kể tên 2 di sản văn hoá Việt Nam mà em biết.
Câu 4. Em hãy nêu trách nhiệm học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
II. Một số dạng bài tập tình huống:
Tình huống 1. A và D là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay A bị ốm, D hứa với A buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng gần hết buổi chiều mà mẹ D vẫn thấy D ngồi xem phim nên nhắc thì D nói: “Phim hay quá, con xem nốt đã. Chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của D?
b. Nếu là bạn của D em sẽ khuyên D điều gì?
Tình huống 2. Hôm nay là sinh nhật Q, H hứa với Q sẽ qua dự sinh nhật bạn. Nhưng mẹ H có việc bận đột xuất, bảo H ở nhà trông bà đang bị ốm. Vì không muốn thất hứa với bạn nên nhân lúc bố mẹ đi vắng, H nói dối bà là đi học thêm để đến dự sinh nhật Q.
a. Theo em, H có phải người giữ chữ tín không? Vì sao?
b. Nếu là H, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 3. Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích.
a.Em có đồng tình với việc làm của một số bạn trong tình huống trên không? Vì sao?
b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_na.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Loan (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I Năm Học 2023- 2024 Môn: Giáo dục công dân 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn các bài từ tuần 1 đến tuần 13, trong đó trọng tâm kiến thức: 1. Bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ. 2. Bài 3: Học tập tự giác và tích cực. 3. Bài 4: Giữ chữ tín. 4. Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá. * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, nêu được biểu hiện, ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh. - Vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống. * Lưu ý: Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ lấy trong nội dung bài học. B. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP I. Một số dạng câu hỏi lí thuyết: Câu 1. Biểu hiện của học tập tự giác và tích cực? Vì sao phải học tập tự giác và tích cực? Câu 2. Trình bày ý nghĩa và biểu hiện của giữ chữ tín. Câu 3. Thế nào là di sản văn hoá? Em hãy kể tên 2 di sản văn hoá Việt Nam mà em biết. Câu 4. Em hãy nêu trách nhiệm học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. II. Một số dạng bài tập tình huống: Tình huống 1. A và D là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay A bị ốm, D hứa với A buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng gần hết buổi chiều mà mẹ D vẫn thấy D ngồi xem phim nên nhắc thì D nói: “Phim hay quá, con xem nốt đã. Chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”. a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của D? b. Nếu là bạn của D em sẽ khuyên D điều gì? Tình huống 2. Hôm nay là sinh nhật Q, H hứa với Q sẽ qua dự sinh nhật bạn. Nhưng mẹ H có việc bận đột xuất, bảo H ở nhà trông bà đang bị ốm. Vì không muốn thất hứa với bạn nên nhân lúc bố mẹ đi vắng, H nói dối bà là đi học thêm để đến dự sinh nhật Q. a. Theo em, H có phải người giữ chữ tín không? Vì sao? b. Nếu là H, em sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 3. Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích. a. Em có đồng tình với việc làm của một số bạn trong tình huống trên không? Vì sao? b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì? III. Một số dạng bài tập trắc nghiệm
- Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép. B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách. D. Khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. Câu 2. Giữ chữ tín là A. Biết giữ lời hứa B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối C. Không trọng lời nói của nhau D. Không tin tưởng nhau Câu 3. Người biết giữ chữ tín sẽ A. được mọi người tin tưởng B. bị lợi dụng C. bị xem thường D. không được tin tưởng Câu 4. Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là gì? A. Di tích lịch sử - văn hóa B. Di sản văn hóa vật thể C. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Di sản văn hoá. Câu 5. Câu tục ngữ “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì? A. Lòng chung thủy. B. Lòng trung thành. C. Giữ chữ tín. D. Lòng vị tha. IV. Cấu trúc đề thi - 50% trắc nghiệm (20 câu) - 50% tự luận (2 câu) TM nhóm CM TM Tổ CM BGH duyệt Nguyễn Thị Loan Trần Thu Thuỷ Phạm Thị Thanh Bình
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học 2023 - 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN: Giáo dục công dân 7 I. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1. * Biểu hiện của học tập tích cực tự giác: - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân. * Học tập tự giác, tích cực sẽ giúp chúng ta: + Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. + Rèn luyện được tính tự lập, tự chù, ý chí kiên cường, bền bì + Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến. Câu 2. * Biểu hiện của giữ chữ tín: + Biết trọng lời hứa, đúng hẹn, + Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ + Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm. + Quyết tâm thực hiện lời hứa * Ý nghĩa của giữ chữ tín: + Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và + Góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Câu 3. * Khái niệm: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có 2 loại di dản văn hoá là di sản văn hoá vật thể và di sản vản hoá phi vật thể. - Di sản văn hóa Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Nhã nhạc cung đình Huế, Câu 4. Học sinh cần có trách nhiệm: - Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa. - Giữ gìn các di sản văn hóa. - Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa. - Tuyên truyền đến mọi người ý thức bảo vệ di sản văn hoá. II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tình huống 1. Gợi ý trả lời: a, Nhận xét về suy nghĩ và việc làm của D: Việc làm của D thể hiện Dung chưa biết giữ chữ tín, chưa tôn trọng lời hứa của chính bản thân mình đối với bạn A. b, Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D D nên thực hiện đúng lời hứa với A; D không nên xem phim đến hết buổi chiều như vậy nữa, mà nên đem vở đến cho A mượn và hướng dẫn cho A những chỗ mà A chưa hiểu.
- Tình huống 2. Gợi ý trả lời a, Theo em, H không phải là người giữ chữ tín. Giải thích: Tuy H giữ đúng lời hứa đến dự sinh nhật Q nhưng H đã thất hứa với bố mẹ khi không ở nhà chăm sóc bà đang bị ốm. Bên cạnh đó, H cũng nói dối bà, không coi trọng niềm tin của bà dành cho mình. b. Nếu là H, em sẽ: gọi điện tới cho Q, trình bày rõ hoàn cảnh (bố mẹ vắng nhà, bà nội đang bị ốm) và xin lỗi Q. Đồng thời, hứa với Q khi nào bố mẹ đi làm về, em sẽ nhanh chóng tới nhà Q để dự sinh nhật cùng bạn. Tình huống 3. Gợi ý trả lời a, Em không đồng tình với việc làm của một số bạn học sinh lớp 7A, vì: - Các bạn không tập trung nghe giới thiệu về lịch sử đánh giặc của ông cha ta để hiểu được ý nghĩa của di sản văn hoá. - Các bạn tìm cách viết tên mình lên khu di tích. b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ: - Khuyên các bạn nên lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu để hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. - Góp ý với các bạn không nên tách đoàn để chụp ảnh, viết tên mình lên khu di tích. - Việc các bạn viết vẽ lên di tích lịch sử văn hoá là hành vi vi phạm pháp luật. III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A C C TM nhóm CM TM Tổ CM BGH duyệt Nguyễn Thị Loan Trần Thu Thuỷ Phạm Thị Thanh Bình