Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023
Câu 1. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?
A. Cờ bạc. B. Ma túy. C. Mại dâm. D. Mê tín dị đoan.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Tổ chức đánh bài ăn tiền. B. Tổ chức mua - bán dâm.
C. Tố giác các tội phạm ma túy. D. Hành nghề mê tín dị đoan.
Câu 3. Hành vi nào sau đây là tệ nạn xã hội?
A. Xả rác không đúng nơi quy định.
B. Tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.
C. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
D. Bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
Câu 4. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tệ nạn xã hội?
A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống.
B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
D. Thiếu hụt kiến thức, kĩ năng sống.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_n.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023
- MÔN GDCD I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Bài 9: Phòng chống tệ nạn xã hội. 2. Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. * Yêu cầu: - Học sinh nắm được kiến thức phần nội dung bài học (Phần kiến thức đóng khung màu vàng trong SGK) - Xem lại phần luyện tập, vận dụng trong SGK. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MINH HỌA: 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây? A. Cờ bạc. B. Ma túy. C. Mại dâm. D. Mê tín dị đoan. Câu 2. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Tổ chức đánh bài ăn tiền. B. Tổ chức mua - bán dâm. C. Tố giác các tội phạm ma túy. D. Hành nghề mê tín dị đoan. Câu 3. Hành vi nào sau đây là tệ nạn xã hội? A. Xả rác không đúng nơi quy định. B. Tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. C. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. D. Bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Câu 4. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống. B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường. D. Thiếu hụt kiến thức, kĩ năng sống. Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội có nhiều loại hình, biến tướng phức tạp, tinh vi. B. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an. C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả xấu cho gia đình, nhà trường và xã hội. D. Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Câu 6. P và Q đều là học sinh lớp 7A của trường THPT X. Vào giờ ra chơi, P rủ Q và một nhóm bạn khác cùng chơi đánh bài ăn tiền. Nếu là Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Từ chối chơi, nhưng đứng lại xem các bạn chơi đánh bài ăn tiền. B. Từ chối nhưng không ngăn các bạn vì không liên quan đến mình. C. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia cho vui. Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( .) trong khái niệm dưới đây: “ . là tập hợp những người gắn bó với nhau trong hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”? A. Gia đình. B. Nhà trường. C. Xã hội. D. Bạn bè. Câu 8. Con cái không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với cha mẹ? A. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình. B. Yêu quý, kính trọng và biết ơn cha mẹ. C. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. D. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ. Câu 9. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. B. Ép buộc con làm điều trái pháp luật. C. Ép buộc con làm điều trái đạo đức. D. Phân biệt đối xử giữa các con. Câu 10. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? A. Không thầy đố mày làm nên. B. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. D. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Câu 11. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vai trò của gia đình? A. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người.
- B. Gia đình không có vai trò gì trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu. C. Gia đình là điểm tựa để chính ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. D. Duy trì nòi giống là một trong những vai trò cơ bản của gia đình. Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: A rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng cho tờ báo tường của lớp. A xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của A. Câu hỏi: Nếu là A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào? A. Giận dỗi mẹ, trốn trong phòng vì không cho mình đi học vẽ. B. Không đi học vẽ nữa mà ngoan ngoãn ở nhà theo ý của mẹ. C. Hứa với mẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học trên lớp. D. Không học vẽ nữa, cũng đồng thời bỏ bê việc học tập trên lớp. Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( .) trong khái niệm sau: “ là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”. A. Tệ nạn xã hội. B. Xâm hại trẻ em. C. Bạo hành trẻ em. D. Ngược đãi động vật. Câu 14. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Buôn bán ma túy. B. Chặt phá cây rừng. C. Đánh bài ăn tiền. D. Nghiện rượu, bia. Câu 15. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây? A. Tố giác tội phạm buôn bán ma túy. B. Lôi kéo người khác tham gia bán dâm. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Buôn bán những mặt hàng đúng quy định. Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn xã hội mê tín dị đoan? A. Cờ bạc là bác thằng bần. B. Rượu cổ be, chè đáy ấm. C. Bói ra ma quét nhà ra rác. D. Ăn cắp quen tay/ Ngủ ngày quen mắt. Câu 17. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là những hành không mang tính phổ biến. B. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.
- C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an. Câu 18. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây khi được một người bạn rủ vào quán chơi điện tử ăn tiền? A. Từ chối nhưng không ngăn bạn vì không liên quan gì đến mình. B. Khuyên bạn không nên chơi vì đólà một hình thức đánh bạc. C. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia. D. Đồng ý vào cùng bạn nhưng chỉ xem chứ không chơi. Câu 19. Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Luật trẻ em (năm 2016). B. Bộ luật Dân sự (năm 2015). C. Bộ luật Hình sự (năm 2015). D. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014). Câu 20. Mối quan hệ nào sau đây không thuộc phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Ông bà và con cháu B. Cha mẹ với con cái C. Giáo viên với học sinh. D. Anh chị em với nhau. Câu 21. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Chỉ chăm sóccha mẹ khi được hưởng tài sản thừa kế. B. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. C. Mọi việc đều làm theo lời của cha mẹ bất kể đúng hay sai. D. Chỉ cần tập trung vào việc học, không cần phụ giúp cha mẹ. Câu 22. Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình được đề cập đến trong câu tục ngữ nào sau đây? A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. B. Con hơn cha là nhà có phúc. C. Con có cha như nhà có nóc. D. Anh em như thể chân tay. Câu 23. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. B. Con cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. C. Nếp sống gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em.
- D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người. Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: M và em trai học cùng trường. Chủ nhật tuần sau, nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho M đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Câu hỏi: Nếu là M, em nên ứng xử như thế nào? A. Tự lấy tiền tiết kiệm của mình rồi lén dẫn em đi thăm quan. B. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi. C. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm. D. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa. Câu 25. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá. B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích. C. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh. D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em. Câu 26. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Ông A mở dịch vụ karaoke nhưng lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm. Thấy C là học sinh THCS (lớp 9) xinh đẹp, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C tham gia vào đường dây mại dâm của mình. Khi C đồng ý, ông A ngay lập tức liên lạc với đối tượng có nhu cầu để thỏa thuận giá cả, sắp xếp thời gian cho C và đối tượng đó gặp nhau. Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của ông A? A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm. B. Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bán dâm. C. Môi giới mại dâm. D. Tổ chức hoạt động buôn người xuyên biên giới. Câu 27. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình? A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già. B. Bạn P thường phụ giúp bố mẹ việc nhà. C. Bạn Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ. D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu. Câu 28. G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G. Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?
- A. Bạn G. B. Bố mẹ bạn G. C. Bố mẹ G và G. D. Không có nhân vật nào vi phạm. Câu 29. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào? A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng. B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi. C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi. D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông. Câu 30. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người? A. Là mái ấm yêu thương. B. Là môi trường làm việc hiệu quả. C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên. 2. Tự luận: Câu 1: Thế nào là tệ nạn xã hội? Em hãy kể ra 6 loại tệ nạn xã hội mà em biết? Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 3: Mấy năm trước, chị P bị nhóm tội phạm buôn người lừa bán cho một ổ mại dâm ở bên kia biên giới. Cách đây một tháng, chị đã được giải cứu và trở về nhà. Bà con trong xóm đều thông cảm với hoàn cảnh của chị P và giúp đỡ chị P rất nhiều để chị sớm ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên, gần đây, khu xóm nhà chị P có chị K mới chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của chị P, chị K tỏ rõ thái độ khinh miệt và thường kể về quá khứ của chị P với người khác. Câu hỏi: 1/ Em có đồng tình với việc làm của chị K không? Vì sao? 2/ Theo em, chị K nên có thái độ như thế nào đối với chị P?