Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Câu 1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tín ngưỡng. B. Truyền giáo.

C. Tôn giáo. D. Mê tín dị đoan.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không cần lên án?

A. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.

B. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa. Câu 3. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng?

A. Không ăn trứng trước khi đi thi.

B. Thắp hương trước lúc đi xa.

C. Xem bói để biết trước tương lai.

D. Yểm bùa.

Câu 4. Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây?

A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. Câu 5. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ nhà thờ.

B. Đi chùa cầu nguyện.

C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao.

D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà

pdf 3 trang Thái Bảo 16/07/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_n.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Năm học: 2021 - 2022 I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 2. Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. * Yêu cầu: - Học sinh nắm được kiến thức phần nội dung bài học - Xem lại phần bài tập, luyện tập trong SGK. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MINH HỌA: I. Trắc nghiệm Câu 1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? A. Tín ngưỡng. B. Truyền giáo. C. Tôn giáo. D. Mê tín dị đoan. Câu 2. Hành vi nào sau đây không cần lên án? A. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo. B. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo. D. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa. Câu 3. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng? A. Không ăn trứng trước khi đi thi. B. Thắp hương trước lúc đi xa. C. Xem bói để biết trước tương lai. D. Yểm bùa. Câu 4. Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây? A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo. B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó. D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. Câu 5. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan? A. Đi lễ nhà thờ. B. Đi chùa cầu nguyện. C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao. D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. Câu 6. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? A. Chính phủ. B. Toà án nhân dân. C. Quốc hội. D. Viện kiểm sát nhân dân. Câu 7. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kì 2021 - 2026 là ai? A. Ông Nguyễn Phú Trọng.
  2. B. Ông Phùng Xuân Nhạ. C. Ông Phùng Quang Thanh. D. Ông Nguyễn Xuân Phúc. Câu 8. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 9. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm? A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Viện kiểm sát. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 10. Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương? A. Hội đồng nhân dân phường. B. Đảng ủy xã. C. Ủy ban nhân dân phường. D. Công an phường. Câu 11. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Kể cho các bạn biết và rủ các bạn đi theo. C. Báo với chính quyền địa phương. D. Tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân cho chúng. Câu 12. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra? A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Nhân dân. Câu 13. Một số việc mà các gia đình đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em đang sinh sống là A. đăng kí cấp sổ đỏ. B. đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình. C. xin công chứng một số giấy tờ. D. đăng kí cấp sổ đỏ, đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình, xin công chứng một số giấy tờ. Câu 14. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở? A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương. B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật. C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương. Câu 15. Cơ quan chính quyền nhà nước cấp sơ sở gồm A. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. B. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. C. Đảng ủy xã, phường, thị trấn.
  3. D. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Câu 16. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng? A. Công an. B. Ủy ban nhân dân. C. Công an phường. D. Hội đồng nhân dân. Câu 17. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào? A. Giữ vững văn hóa nhân dân. B. Đảm bảo chính trị, trật tự xã hội. C. Quản lí nhà nước ở địa phương. D. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh. Câu 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan? A. 2 cơ quan. B. 6 cơ quan. C. 5 cơ quan. D. 4 cơ quan. Câu 19. Quốc hội do ai bầu ra? A. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra. B. Nhân dân từng địa phương bầu ra. C. Nhân dân cả nước bầu ra. D. Cử tri cả nước bầu ra. Câu 20. Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp? A. Ba cấp. B. Bốn cấp. C. Năm cấp. D. Sáu cấp. II. Tự luận Câu 1: Thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Cho biết tên 2 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới? Câu 2: Anh Tuấn theo đạo Tin Lành, còn chị Hương thì theo đạo Thiên Chúa. Hai anh chị có ý định kết hôn với nhau vào mùa thu năm nay. Nhưng bố mẹ chị Hương đã ngăn cản vì cho rằng, hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau được. Thế nhưng chị Hương vẫn quyết định kết hôn với anh Tuấn. Câu hỏi: 1/ Hành vi ngăn cản của bố mẹ chị Hương có vi phạm pháp luật không ? Vì sao? 2/ Theo em, quyết định của chị Hương như vậy có đúng pháp luật không? Chị Hương có thể làm gì để thực hiện được quyết định của mình ?