Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Phạm Phương Trang (Có đáp án)

Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.

B. Đóng đô ở Cổ Loa.

C. Xưng vương.

D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?

A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.

B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.

C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.

D. Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.

Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.

B. Tầng lớp công nhân.

C. Tầng lớp nô tỳ.

D. Tầng lớp thợ thủ công

pdf 6 trang Thái Bảo 20/07/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Phạm Phương Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Phạm Phương Trang (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học: 2021 - 2022 I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 2. Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) 3. Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa 4. Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII 5. Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA: Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập? A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở Cổ Loa. C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ. Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào? A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn. B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều. C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy. D. Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc. Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội? A. Tầng lớp nông dân. B. Tầng lớp công nhân. C. Tầng lớp nô tỳ. D. Tầng lớp thợ thủ công. Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
  2. Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 7: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 8: Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất là A. ban hành bộ luật Hình thư; B. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; C. gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; D. dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. Câu 9: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 10: Cấm quân là A. quân phòng vệ biên giới. B. quân phòng vệ các lộ. C. quân phòng vệ các phủ. D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành. Câu 11: Quân địa phương gồm những loại quân nào? A. Lộ quân, sương quân, dân binh. B. Lộ quân, trung quân, dân binh. C. Sương quân, dân binh. D. Lộ quân, sương quân, trung quân. Câu 12: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình. B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  3. C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người. D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm. Câu 13: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? A. Hòa hảo thân thiện. B. Đoàn kết tránh xung đột C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa. Câu 14: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 15: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa. C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 16: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 17: Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. thăm hỏi nông dân. B. đẩy mạnh khai khẩn đất hoang C. chia ruộng đất cho nông dân. D. khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. Câu 18: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi. C. Đất nước ổn định. D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi. Câu 19: Dưới thời Lý, ở địa phương, thành phần nào trở thành địa chủ? A. Một số hoàng tử, công chúa. B. Một số quan lại nhà nước.
  4. C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. D. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. Câu 20: Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Tầng lớp thợ thủ công. D. Tầng lớp nô tì. Câu 21: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là A. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao. B. Mỗi năm đều có khoa thi. C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. D. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi. Câu 22: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn dưới thời Lý? A. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật. B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế. D.Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế. Câu 23: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì? A. Chế độ Thái thượng hoàng. B. Chế độ lập Thái tử sớm. C. Chế độ nhiều Hoàng hậu. D. Chế độ Nhiếp chính vương. Câu 24: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A. Phong kiến phân quyền. B.Trung ương tập quyền. C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D. Vua nắm quyền tuyệt đối. Câu 25: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất? A. Tích cực khai hoang. B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. C. Lập điền trang. D.Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. Câu 26: Điền trang là gì? A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
  5. B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có. C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. Câu 27: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. Câu 28: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay. B. Tỏ thái độ giảng hòa. C. Bắt giam vào ngục. D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. Câu 29: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng. C. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ. D. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba. Câu 30: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Câu 31: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (4/1288) là gì? A. Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuần. B. Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần. C. Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. D.Vừa thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần, tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, vừa đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Câu 32: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là A. quý tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang. B. đất nước hòa bình.
  6. C. nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm. Câu 33: Trong nghề nông thời Trần, bộ phận ruộng đất đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước là A. ruộng đất của địa chủ. B. ruộng đất điền trang. C. ruộng đất tư của nông dân. D. ruộng đất công làng xóm. BGH duyệt TTCM duyệt GV ra nội dung Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Thủy Phạm Phương Trang