Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Thanh Thủy

Câu 1. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A.Kĩ năng đo. B.Kĩ năng quan sát, phân loại.

C.Kĩ năng liên kết tri thức. D.Kĩ năng dự báo.

Câu 2. Đơn vị để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế là:

A. gam. B. kilogam. C. amu. D. mmg.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ- dơ-pho – Bo?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 4. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

A.Electron. B. Proton. C. Neutron. D. Neutron và electron.

Câu 5. Chọn phát biểu đúng về electron.

A. Một electron có khối lượng lớn hơn một proton và mang điện tích âm.

B. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.

C. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một neutron và không mang điện tích.

D. Một electron mang điện tích dương và có khối lượng lớn hơn một neutron.

Câu 6. Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng:

A. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.

B. số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.

C. số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.

D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết.

docx 6 trang Thái Bảo 11/07/2024 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Thanh Thủy

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Chương 1: Mở đầu 2. Chương 2: Nguyên tử- Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 3. Chương 3: Phân tử . Liên kết hóa học 4. Chương 4: Tốc độ chuyển động 5. Chương 5: Âm thanh B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: TỰ LUẬN KẾT HỢP TRẮC NGHIỆM ( 70% trắc nghiệm – 30% tư luận) C. BÀI TẬP THAM KHẢO: ( HS đọc và học thuộc kiến thức cơ bản các bài đã học thuộc chương 1,2,3,4,5 để làm bài trắc nghiệm và tự luận) I. Trắc nghiệm Câu 1. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A.Kĩ năng đo. B.Kĩ năng quan sát, phân loại. C.Kĩ năng liên kết tri thức. D.Kĩ năng dự báo. Câu 2. Đơn vị để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế là: A. gam. B. kilogam. C. amu. D. mmg. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ- dơ-pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 4. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? A.Electron. B. Proton. C. Neutron. D. Neutron và electron. Câu 5. Chọn phát biểu đúng về electron. A. Một electron có khối lượng lớn hơn một proton và mang điện tích âm. B. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm. C. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một neutron và không mang điện tích. D. Một electron mang điện tích dương và có khối lượng lớn hơn một neutron. Câu 6. Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng: A. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết. B. số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết. C. số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết. D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết. Câu 7. Công thức hoá học của một chất bao gồm: A. kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất. B. chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất.
  2. C. kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. D. kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất. Câu 8. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố magnesium? A. MG. B. Mg. C. mg. D. mG. Câu 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo: A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. chiều tăng dần của nguyên tử khối. C. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. D. chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. Câu 10. Bảng tuần hoàn cấu tạo gồm bao nhiêu chu kỳ ? A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. D. Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Câu 12. Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất? A. Không khí. B. Nước. C. Gỗ. D. Thép. Câu 13. Đơn chất là chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học ? A. 1. B. 2 hay nhiều. C. 3. D. 4. Câu 14. Phần trăm về khối lượng của Cu, O trong hợp chất CuO lần lượt là: A. 64% và 36%. B. 75% và 25%. C. 68% và 32%. D. 80% và 20%. Câu 15. Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na (natri) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. kim loại. D. phi kim. Câu 16. Trong phân tử oxygen (O2) khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng: A. góp chung electron. B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. góp chung proton. Câu 17. Đơn chất nitơ bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitơ. Công thức hóa học của đơn chất nitơ là: 2 A. N. B. N . C. N2. D. N2 Câu 18: Công thức tính vận tốc là: 푠 t A. v = B. v . C. v s.t . D. v m / s . 푡 s Câu 19. Âm thanh không thể truyền trong: A. chất lỏng. B. chất rắn. C. không khí. D. chân không Câu 20. Biên độ dao động là: A. số dao động trong một giây. B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây.
  3. C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. Câu 21. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất A. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động. B. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1500 dao động. C. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1000 dao động. D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1900 dao động. Câu 22. Khi nào âm phát ra là âm bổng? A. Khi âm phát ra có tần số thấp. B. Khi âm phát ra có tần số cao. C. Khi âm nghe nhỏ. D. Khi âm nghe to. Câu 23. Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. Câu 24. Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau: 1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật 2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s 3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật 4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích Cách sắp xếp sau đây là đúng? A. 1-2-3-4. B. 3-2-1-4. C. 2-4-1-3. D. 3-2-4-1. Câu 25. Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là: A. dB. B. Hz. C. Niu tơn. D. kg. Câu 26. Khi độ to của vật tăng thì biên độ âm của vật sẽ biến đổi như thế nào ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa tăng vừa giảm. Câu 27. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt ? A. Miếng xốp. B. Tấm gỗ. C. Mặt Gương. D. Đệm cao su. Câu 28: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A. Các hạt mang điện tích âm (electron). B. Các hạt neutron và hạt proton. C. Các hạt neutron không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong. Câu 29: Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là A. 110. B. 102. C. 98. D. 82. Câu 30. Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động (hình 2). Trong các thông tin dưới đây, cho biết thông tin nào sai? A. Tốc độ của vật là 2 m/s. B. Sau 2s, vật đi được 4m. C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m. D. Thời gian để vật đi được 8m là 4s. Câu 36. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Al hóa trị 3 và O là:
  4. A. Al2O3. B. Al3O2. C. AlO6. D. Al6O. Câu 37. Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160 amu. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 70%. Hóa trị của Fe trong hợp chất X là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 38: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 18 km. B. 30 km. C. 48 km. D. 110 km. Câu 39: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm? A. Nước suối chảy. B. Mặt trống khi được gõ. C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta. D. Sóng biển vỗ vào bờ. Câu 40: Các vật phản xạ âm tốt là: A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn. B. các vật cứng, có bề mặt xù xì. C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề. D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn. Câu 41: Ở cùng một nhiệt độ, sóng âm lan truyền nhanh nhất trong môi trường A. Không khí B. Nước C. thép D. khí oxygen Câu 42: Trong các phòng hòa nhạc, người ta thường dán tường bằng xốp mềm và treo rèm nhung. Tại sao lại như vậy? A. Để tăng sự phản xạ âm B. Để giảm sự phản xạ âm C. Để âm nghe được to hơn D. Để âm nghe được cao hơn Câu 43: Âm phát ra càng trầm khi: A. tần số âm càng lớn B. tần số âm càng nhỏ C. biên độ âm càng lớn D. biên độ âm càng nhỏ Câu 44: Sóng âm được lan truyền không khí nhờ ? A. Sự dao động của các lớp không khí B. Sự dao động của nguồn âm C. Sự dịch chuyển của các phần tử của vật chất D. Sự chuyển động của các luồng không khí Câu 45: Trong các trường hợp dưới đây, đâu là tiếng ồn gây ô nhiễm? A. Tiếng hát của ca sĩ trong nhà hát B. Tiếng hò hét của cổ động viên C. Tiếng dàn nhạc giao hưởng đang hòa tấu D. Tiếng đàn của nghệ sĩ piano Câu 46: Khi ta dùng dùi đánh trống thì ta nghe thấy tiếng trống nhờ: A. dùi trống dao động B. tay ta dao động C. mặt trống dao động D. mặt trống biến dạng Câu 47: Tại sao chân không không thể truyền được âm?
  5. A. Tại vì chân không không có chứa các phần tử vật chất B. Tại vì các phần tử vật chất trong chân không không dao động C. Tại vì chân không là một môi trường vật chất đặc biệt D. Tại vì chân không hấp thụ hết âm thanh Câu 48: Trong các vật dao động sau, vật nào có tần số dao động lớn nhất? A. Vật thực hiện 400 dao động trong 5 phút B. Vật thực hiện 300 dao động trong 2 phút C. Vật thực hiện 150 dao động trong 1,5 phút D. Vật thực hiện 200 dao động trong 2 phút Câu 49: Âm phản xạ được con người ứng dụng trong hoạt động nào sau đây? A. Đo độ sâu của đáy biển B. Súng đo thân nhiệt hồng ngoại C. Đo khoảng cách tới các ngôi sao D. Cổng quang điện kết nối đồng hồ hiện số Câu 50: Âm thanh không thể truyền trong trường hợp nào sau đây ? A. Tường gạch có lớp xốp ở giữa B. Trong nước biển C. Tầng khí quyển D. Ngoài vũ trụ II. Tự luận: Bài 1: Sắp xếp các tốc độ dưới đây theo thứ tự tăng dần. - Một vận động viên bơi cự li ngắn với tốc độ 5,2 m/s. - Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 18 km/h. - Một xe buýt đang vào bến với tốc độ 250 m/min. Bài 2: Qua trò chuyện với Bố, Hùng biết quãng đường từ nhà Hùng đến trường THCS mà Hùng đang học có độ dài là 1,2 km. Để tính được tốc độ trung bình khi đạp xe từ nhà đến trường và từ trường về nhà, Hùng có ghi lại nhật kí như sau: Thứ 3: 5/4/2022 Quãng đường di chuyển Thời gian Lúc đi Từ nhà đến trường 4,6 phút Lúc về Từ trường về nhà 5 phút Em hãy tính tốc độ trung bình khi đạp xe từ nhà đến trường và từ trường về nhà của bạn Hùng theo đơn vị km/h ? Bài 3: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát. Quãng đường 0 10 25 45 65 85 105 0 (m) Thời gian (s) 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 0,0 a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên. b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau: - Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên? - Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s. - Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m? Bài 4: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100 m trong 40 s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50 m trong 40 s. a) Tính tốc độ bơi của rái cá trong 40 s đầu và tốc độ của dòng nước.
  6. b) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá. Bài 5: Cho ba vật chuyển động đều: vật thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 30phút, vật thứ hai đi quãng đường 48m trong 3giây, vật thứ ba đi với vạn tốc 60km/h. Hỏi vật nào chuyển động nhanh nhất và vật nào chuyển động chậm nhất. Bài 6: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử các hợp chất sau, biết nhóm (NO3) hóa trị I và nhóm (CO3) hóa trị II: Ba(NO3)2; Fe(NO3)3; CuCO3; Li2CO3. Bài 7: Lập công thức hóa học của những chất hai nguyên tố như sau: P(III) và H; P(V) và O; Fe(III) và Br(I); Ca và N(III). Bài 8: Tính khối lượng của mỗi phân tử sau: a) Phân tử sulfur trioxide gồm một nguyên tử sulfur và ba nguyên tử oxygen. b) Phân tử ethanol gồm hai nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. c) Phân tử acetic acid gồm hai nguyên tử carbon, bốn nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen. d) Phân tử aminoacetic acid (glycine) gồm hai nguyên tử carbon, năm nguyên tử hydrogen, hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử nitrogen. Bài 9: Cho biết công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là XO và YH3. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất giữa X với Y, biết X và Y có hóa trị bằng hóa trị của chúng trong các chất XO và YH3. Bài 10: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10. a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. Biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron. b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X. c) Tính khối lượng nguyên tử X. d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X. BGH duyệt TT/ NTCM duyệt Người lập Nguyễn Ngọc Anh Trần Thanh Thủy