Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Phương Anh

Câu 1. Tôn sư trọng đạo là

A. Tôn trọng, kính yêu thầy, cô của mình.

B. Đề cao và coi trọng đạo đức.

C. Tôn trọng sự thật, lẽ phải.

D. Tôn trọng, kính yêu người giúp đỡ mình.

Câu 2. Tôn sư trọng đạo là truyền thống của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn đối với

A. Cha mẹ.

B. Người lớn tuổi.

C. Những người anh hùng.

D. Người đã dạy dỗ mình.

Câu 3. Câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thể hiện truyền thống gì?

A. Hiếu học.

B. Kính trên nhường dưới.

C. Kính lão đắc thọ.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 4. Đoàn kết, tương trợ giúp con người

A. lợi dụng được người khác thu lợi cho cá nhân.

B. tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.

C. rảnh rỗi hơn, có thể dựa dẫm vào người khác.

D. trở nên mềm yếu, thiếu tự tin trước người khác.

Câu 5. Câu nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?

A. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.

B. Cha chung không ai khóc.

C. Đồng cam cộng khổ.

D. Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.

docx 4 trang Thái Bảo 31/07/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Phương Anh

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 === Năm học: 2021- 2022 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Lập bảng hệ thống và học thuộc: STT Bài Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Cách rèn luyện 1. Tôn sư trọng đạo 2. Đoàn kết, tương trợ 3. Khoan dung 4. Xây dựng gia đình văn hóa II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Câu 1. Tôn sư trọng đạo là A. Tôn trọng, kính yêu thầy, cô của mình. B. Đề cao và coi trọng đạo đức. C. Tôn trọng sự thật, lẽ phải. D. Tôn trọng, kính yêu người giúp đỡ mình. Câu 2. Tôn sư trọng đạo là truyền thống của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn đối với A. Cha mẹ. B. Người lớn tuổi. C. Những người anh hùng. D. Người đã dạy dỗ mình. Câu 3. Câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thể hiện truyền thống gì? A. Hiếu học. B. Kính trên nhường dưới. C. Kính lão đắc thọ. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 4. Đoàn kết, tương trợ giúp con người A. lợi dụng được người khác thu lợi cho cá nhân. B. tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. C. rảnh rỗi hơn, có thể dựa dẫm vào người khác. D. trở nên mềm yếu, thiếu tự tin trước người khác. Câu 5. Câu nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng. B. Cha chung không ai khóc. C. Đồng cam cộng khổ. D. Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân. Câu 6. Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Chỉ đoàn kết, tương trợ với những người có điều kiện giống mình. B. Chỉ đoàn kết, tương trợ cho người già và trẻ em. 1
  2. C. Đoàn kết, tương trợ với người có thể giúp mình. D. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào. Câu 7. Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ? A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung. Câu 8. Trái với đoàn kết, tương trợ là A. Hợp tác. B. Ích kỉ. C. Giúp đỡ lẫn nhau. D. Cùng phát triển. Câu 9. Hành vi nào sau đây không thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Tùng luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải nỗ lực học tập để không phụ lòng thầy cô. B. Cường cố tình phát biểu sai trong giờ học để trêu giáo viên thực tập. C. Mỗi lần có dịp về quê, Hưng lại đến thăm cô giáo cũ. D. Thầy Minh chỉ dạy thay một tiết Toán cho lớp Phong nhưng lần nào gặp, Phong cũng lễ phép chào thầy. Câu 10. Đối lập với tôn sư trọng đạo là ? A. Trách nhiệm. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 11. Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì? A. Tri ân các thầy cô giáo. B. Giúp đỡ các thầy cô giáo. C. Tri ân học sinh. D. Giúp đỡ học sinh. Câu 12. Câu “Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng”. Câu đó nói đến điều gì ? A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ. B. Tinh thần khoan dung. C. Sự trung thành. D. Lòng khiêm tốn. Câu 13. Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy nên muốn hỗ trợ bạn. Vxin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E. V là người như thế nào ? A. V là người biết gánh vác trách nhiệm. B. V là người giả tạo. 2
  3. C. V là người vô ơn. D. V là người có tinh thần đoàn kết, tương trợ. Câu 14. Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sỹ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ đững một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo. C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ. D. Trêu cho em bé khóc to hơn. Câu 15. Ngày chủ nhật, Tú sang rủ Hà đi chơi. Tuy nhiên, Hà cùng một số anh chị ở khu phố đang định tham gia công tác từ thiện ở làng trẻ em SOS nên Hà rủ Tú tham gia cùng. Nếu là Tú, em sẽ A. từ chối Hà và sang rủ bạn khác đi chơi. B. nài nỉ Hà đi chơi với mình còn hoạt động từ thiện để lần khác. C. đồng ý tham gia cùng Hà vì đây là hoạt động tốt, có ý nghĩa. D. hẹn Hà lần khác đi chơi và quay về nhà. Câu 16. Nhà Hưng ở gần nhà ông An trong cùng một khu nên biết ông An là người thất nghiệp, hay rượu chè, cờ bạc rồi đánh đập vợ con. Một hôm, khi vừa kết thúc buổi học sáng về tới nhà, Hưng nghe thấy có tiếng kêu từ nhà ông An nên ngó qua cửa xem thử thì nhìn thấy ông An đang ra tay đánh vợ ở giữa sân. Nếu là An em sẽ A. coi như không nhìn thấy, về nhà nghỉ trưa. B. mở cửa nhà ông An, lao vào ngăn cản ông đánh vợ. C. hô hoán cho cả khu biết và đến xem. D. gọi bố mẹ để báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Câu 17. Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ? A. Sự vô ơn, phản bội. B. Tiết kiệm. C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn. Câu 18. Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy. B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô. C. Lờ đi coi như không biết. D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô. Câu 19. Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì? A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi . B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi. C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ. D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3. Câu 20. Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì? 3
  4. A. Nêu gương. B. Phê bình, lên án. C. Khen ngợi. D. Học làm theo. III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100% - Thời gian làm bài: 45 phút BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Dương Đoàn Phương Anh 4