Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Nguyên tử được tạo nên bởi những loại hạt nào?
A. hạt proton, neutron, electron. B. hạt proton, neutron.
C. hạt proton, electron. D. neutron, electron.
Câu 2: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt
A. electron và proton. B. electron, proton và neutron.
C. neutron và electron. Câu 3: Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là | D. proton và neutron |
A. proton. B. electron C. neutron. D. proton và neutron
Câu 4: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
A. proton.. B. electron C. neutron D. proton và neutron.
Câu 5: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích dương là
A. proton. B. electron C. neutron D. proton và neutron.
Câu 6: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt không mang điện tích là
A. proton. B. electron C. neutron D. proton và neutron.
Câu 7: Phát biểu nào sau đâỵ không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr?
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien.pdf
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN KHTN 7 NĂM HỌC 2022-2023 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Nguyên tử được tạo nên bởi những loại hạt nào? A. hạt proton, neutron, electron. B. hạt proton, neutron. C. hạt proton, electron. D. neutron, electron. Câu 2: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt A. electron và proton. B. electron, proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton và neutron Câu 3: Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là A. proton. B. electron C. neutron. D. proton và neutron Câu 4: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là A. proton B. electron C. neutron D. proton và neutron. Câu 5: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích dương là A. proton. B. electron C. neutron D. proton và neutron. Câu 6: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt không mang điện tích là A. proton. B. electron C. neutron D. proton và neutron. Câu 7: Phát biểu nào sau đâỵ không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Hướng dẫn: nguyên tử được coi như một quả cầu rỗng, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử - Vỏ nguyên tử được tạo bởi 1 hay nhiều lớp electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Electron (kí hiệu e) mang điện tích âm, giá trị điện tích -1 - Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành từng lớp electron (lớp thứ 1 có tối đa 2 e, lớp thứ 2 có tối đa 8 e, ) - Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm, có kích thước rất nhỏ và được tạo bởi hạt proton và neutron. Hạt proton (kí hiệu p), mang điện tích dương, giá trị điện tích +1. Hạt neutron (kí hiệu n), không mang điện. Câu 8: Phosphorus (P) là nguyên tố dinh dưỡng thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây. Trong hạt nhân nguyên tử phosphorus có 15 proton, 16 neutron. Hỏi nguyên tử phosphorus có bao nhiêu hạt electron ? A. 15 electron. B. 16 electron C. 31 electron D. 1 electron. Hướng dẫn: Trong nguyên tử, số e = số p. 1
- Câu 9: Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là A. 23. B. 34. C. 35. D. 46 Hướng dấn : trong nguyên tử, số e = số p số e = 11 Tổng số hạt = số p + số n + số e = 11 + 12 + 11= 34 đáp án B đúng. Câu 10: Nguyên tử Y có tổng số hạt là 60, trong đó số proton là 20. Số hạt electron và số neutron lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 20. C. 20 và 20 D. 20 và 40 Hướng dấn : tương tự câu 9 Câu 11: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2 B. 8 C. 18 D. 20 Hướng dấn : tương tự câu 8 Câu 12: Hình sau mô tả cấu tạo nguyên tử sulfur. Số electron trong các lớp ở vỏ nguyên tử sulfur từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2, 10, 6 B. 2, 6, 8 C. 2, 8, 6 D. 2, 9, 5 Câu 13: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là A. 2. B.5. C.7. D.8. Hướng dấn : trong nguyên tử, các electron được xếp thành từng lớp, theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. (lớp 1 có tối đa 2e, lớp 2 có tối đa 8e, ) nguyên tử fluorine có 9 proton có 9 electron được sắp xếp vào 2 lớp. + Lớp thứ nhất có 2 electron. + Lớp thứ 2 có 7 electron. ⇒ Nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. ⇒ đáp án C đúng Câu 14: Một nguyên tử X có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr, số lớp electron của nguyên tử đó là A. 1. B.2. C.3. D.4. Hướng dấn : tương tự câu 13 Câu 15: Nguyên tử aluminium có 13 electron. Hãy cho biết nguyên tử aluminium có bao nhiêu lớp electron? A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Hướng dấn : tương tự câu 13 2
- Câu 16: Muối ăn chứa 2 nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân của nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là 11 proton và 17 proton. Số electron lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là A. 1 và 7 B. 3 và 9 C. 9 và 15 D. 3 và 7 Hướng dấn : tương tự câu 13 Câu 17: Hình sau mô tả cấu tạo nguyên tử carbon. Khối lượng nguyên tử (tính theo amu) của carbon là A. 6 amu B. 12 amu C. 18 amu D. 28 amu Hướng dấn : Khối lượng nguyên tử = tổng khối lượng của p, n và e Khối lượng proton = khối lượng neutron = 1 amu Khối lượng electron = 0,00055 amu, rất nhỏ. Vì vậy khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân = tổng khối lượng của p và n Trong nguyên tử carbon có 6 proton; 6 neutron Khối lượng của một nguyên tử carbon là: 6.1 + 6.1 = 12 (amu) Vậy đáp án B đúng. Câu 18: Hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng A. 9 amu B. 10 amu C. 19 amu D. 28 amu Hướng dấn : tương tự câu 17 Câu 19: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng A. số neutron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và số neutron trong hạt nhân Hướng dẫn: xem lại bài nguyên tố hoá học (Nguyên tố hoá học là gì?) Câu 20: Số lượng hạt nào đặc trưng cho nguyên tố hóa học? A. Proton. B. Neutron. C. Electron. D. Electron và proton. Hướng dẫn: xem lại bài nguyên tố hoá học (Nguyên tố hoá học là gì?) Câu 21: Kí hiệu hoá học của nguyên tố Carbon, Nitrogen, Oxygen, Sodium, Sulfur lần lượt là A. C, N, O, Na, S B. Ca, Ni, Os, Se, Su C. Cu, Na, Os, S, Sc D. Cl, Ni, O, Sr, S. 3
- Hướng dẫn: bảng 2.1 SGK trang 17 hoặc bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học SGK KHTN 7 cánh diều trang 25 Yêu cầu phải tập đọc tên của 20 nguyên tố hoá học trong bảng 2.1 SGK và viết được tên và kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đó. Câu 22: Kí hiệu hoá học của nguyên tố Aluminium là A. Na B. Al C. Ar D. AL Hướng dẫn: bảng 2.1 SGK trang 17 hoặc bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học SGK KHTN 7 cánh diều trang 25 Câu 23: Kí hiệu hoá học của nguyên tố Calcium là A. C B. Ca C. Cu D. Cl Hướng dẫn: bảng 2.1 SGK trang 17 hoặc bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học SGK KHTN 7 cánh diều trang 25 Câu 24: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng: A. số hiệu nguyên tử B. số neutron C. số electron trong hạt nhân D. điện tích hạt nhân nguyên tử Hướng dẫn: Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử 6 Kí hiệu hoá học C Carbon Khối lượng nguyên tử 12 Tên nguyên tố Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân (= số p = số e) là số thứ tự của nguyên tố. Câu 25: Cho ô nguyên tố như hình bên. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố Fe là A. 26 amu B. 56 amu C. 82 amu D. 30 amu Câu 26: Trong bảng tuần hoàn, chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A. số lớp electron B. số electron. C. số electron lớp ngoài cùng. D. cấu hình electron 4
- Hướng dẫn : Xem lại cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố (tìm hiểu về chu kì SGK KHTN 7 cánh diều trang 21 Câu 27: Số thứ tự nhóm A trong bảng tuần hoàn cho biết A. số lớp electron B. số hiệu nguyên tử C. số electron lớp ngoài cùng. D. số thứ tự của nguyên tố. Hướng dẫn : Xem lại cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố (tìm hiểu về nhóm - SGK KHTN 7 cánh diều trang 22 Câu 28: Biết cấu tạo nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là A. Chlorine. B. Phosphorus. C. Nitrogen. D. Sulfur. Hướng dẫn: Số thứ tự của chu kì = số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 ( vì có 3 lớp electron) Nguyên tố X nằm ở nhóm VIA ( vì lớp ngoài cùng có 6 electron) Tra bảng tuần hoàn Nguyên tố X là Sulfur đáp án D Câu 29: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X có số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng lần lượt là A. 2 và 5 B. 5 và 2 C. 2 và 4 D. 2 và 6 Hướng dẫn: tương tự câu 28 Câu 30: Biết cấu tạo nguyên tử sulfur (lưu huỳnh) có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Vị trí của nguyên tố sulfur trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm VIA B. chu kì 4, nhóm IIIA C. chu kì 3, nhóm IVA D. chu kì 4, nhóm IIA Hướng dẫn: tương tự câu 28 Câu 31: Hình bên mô tả cấu tạo nguyên tử nitrogen. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nitrogen là A. 6. B. 7 C. +6. D. +7 Hướng dẫn: nguyên tử nitrogen có 7 electron, điện tích hạt nhân là +7 số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = 7 Đáp án B đúng 5
- Câu 32: Hình bên mô tả cấu tạo nguyên tử oxygen. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố oxygen là A. 6. B. 8 C. +6. D. +8 Hướng dẫn: tương tự câu 31 Câu 33: Cho biết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố như hình bên. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử trên của nguyên tố hoá học nào? A. Na. B. N. C. Mg. D. Al. Hướng dẫn: số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = STT của nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tử của nguyên tố có trong hình có 12 electron, điện tích hạt nhân là +12 Nguyên tố đó nằm ở ô số 12 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố Dựa vào bảng tuần hoàn Nguyên tố đó là là Mg đáp án C đúng Câu 34: Cho biết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố như hình bên. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử trên của nguyên tố hoá học nào? A. C. B. N. C. O. D. Na. Hướng dẫn: tương tự câu 33. Câu 35: Chất nào sau đây được gọi là đơn chất ? A. Calicium carbonate là thành phần chính trong đá vôi được tạo thành từ các nguyên tố Ca, C và O. B. Khí ozone có trong bầu khí quyển giúp bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím, được tạo thành từ nguyên tố O. C. Nước được tạo thành từ nguyên tố H và O D. Acetic acid có trong giấm ăn được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O. Hướng dẫn : Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành. Calicium carbonate được tạo thành từ các nguyên tố Ca, C và O hợp chất Khí ozone được tạo thành từ nguyên tố O đơn chất Nước được tạo thành từ nguyên tố H và O hợp chất Acetic acid được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O hợp chất 6
- đáp án B đúng Câu 36: Cho các chất sau: (1) Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên. (2) Khí Carbon dioxide do 2 nguyên tố C và O tạo nên (3) Sodium hydroxide được tạo thành từ 3 nguyên tố Na, O và H. (4) Sulfur được tạo thành từ nguyên tố S Trong các chất trên, chất nào là đơn chất? A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4) Câu 37: Trong những chất sau: Than chì (C), muối ăn (NaCl), khí ozone (O3), kim loại Iron (Fe), nước đá (H2O), khí oxygen (O2), đá vôi (CaCO3). Có bao nhiêu chất là hợp chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn: Than chì được tạo thành từ nguyên tố C đơn chất muối ăn (NaCl) được tạo thành từ nguyên tố Na và Cl hợp chất Khí ozone (O3) được tạo thành từ nguyên tố O đơn chất kim loại Iron (Fe) được tạo thành từ nguyên tố Fe đơn chất nước đá (H2O) được tạo thành từ nguyên tố H và O hợp chất khí oxygen (O2) được tạo thành từ nguyên tố O đơn chất đá vôi (CaCO3) được tạo thành từ nguyên tố Ca, C và O hợp chất đáp án C đúng Câu 38: Cho công thức hoá học của một số chất như sau: (1) CaCO3 ; (2) HCl; (3) O2; (4) Cl2; (5) CaSO4 . Hãy chỉ ra chất nào là hợp chất ? A. (1); (2) và (5). B. (2); (3) và (4). C. (1); (2) và (4) D. (1); (3) và (4) Hướng dẫn: tương tự câu 37 Câu 39: Phân tử nào dưới đây được hình thành từ liên kết ion? A. NaCl. B. H2. C. O2 D. H2O. Hướng dẫn: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Nguyên tử kim loại ion (+) + 1, 2 hoặc 3 e Nguyên tử phi kim + 1, 2 hoặc 3 e ion (-) ion (+) + ion (-) hợp chất ion Đặc điểm nhận biết: nguyên tử kim loại kết hợp với nguyên tử phi kim. Câu 40: Trong phân tử N2, hai nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng A. 1 cặp electron dùng chung. B. 2 cặp electron dùng chung. C. 3 cặp electron dùng chung. D. 4 cặp electron dùng chung. Hướng dẫn: Nguyên tử N (Z = 7) Nguyên tử N có 7 electron, trong đó có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne Khi hai nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp chung 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung. Hạt nhân của hai nguyên tử N cùng hút các đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử nitrogen. 7
- ĐÁP ÁN C đúng Câu 41: Trong phân tử O2, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng A. 1 cặp electron dùng chung. B. 2 cặp electron dùng chung. C. 3 cặp electron dùng chung. D. 4 cặp electron dùng chung. Hướng dẫn: Tương tự Câu 40. Nguyên tử O (Z = 8) Câu 42: Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác là A. Số hiệu nguyên tử. B. Hoá trị. C. Khối lượng nguyên tử. D. Số liên kết của các nguyên tử. Hướng dẫn: xem lại Bài 6: hoá trị, công thức hoá học Câu 43: Công thức hóa của hợp chất iron (II) chloride được tạo bởi iron có hoá trị II và chlorine hóa trị I là A. FeCl B. Fe2Cl C. FeCl2 D. Fe2Cl2 Hướng dẫn: Đặt công thức hoá học của hợp chất iron (II) chloride là FexCly Áp dụng quy tắc hoá trị, ta có II × x = I × y chọn x = 1 và y = 2 Vậy công thức hoá học của hợp chất là FeCl2 đáp án C đúng Câu 44: Cho potassium (K) có hoá trị I, Oxygen (O) hoá trị II. Công hoá hoá học potassium oxide là A. KO B. K2O C. K2O2 D. KO2 Hướng dẫn: Tương tự câu 44. Câu 45: "Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng" đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng liên kết tri thức. B. Kĩ năng dự báo. C. Kĩ năng quan sát, phân loại. D. Kĩ năng đo. Câu 46 : Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Đưa ra dự đoán khoa học đẻ giải quyết vấn đề; (2) Rút ra kết luận; (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán; (4) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu; 8
- (5) Thực hiện kế hoạch kế hoạch kiểm tra dự đoán. Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (5); (4); (3); (2); (1). C. (4); (1); (3); (5); (2). D. (3); (4); (1); (5); (2). PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: a. Quan sát hình mô phỏng cấu tạo các nguyên tử dưới đây và hoàn thành các thông tin trong bảng sau: Nguyên tử Carbon Nguyên tử Oxygen Nguyên tử Nitrogen Số proton Số electron Điện tích Số electron ở lớp Số lớp Nguyên tử trong hạt trong vỏ hạt nhân electron ngoài electron nhân nguyên tử cùng Carbon Oxygen Nitrogen b, Số electron ở lớp electron ngoài cùng của vỏ mỗi nguyên tử trên đã được điền tối đa chưa? Cần thêm bao nhiêu electron để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trên có số electron tối đa? c, Giải thích tại sao nguyên tử luông trung hoà về điện? Câu 2: Nguyên tử nhôm có số hạt proton là 13 hạt. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tính tổng 3 loại hạt trong nguyên tử nhôm ? Hướng dẫn: Nguyên tử Al có số p = 13 hạt → số e = số p = 13 hạt Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện 12 hạt nên có: (p + e) – n = 12 → n = 26 – 12 = 14 hạt Tổng số hạt trong nguyên tử Al là: e+p+n = 13+13+14 = 40 hạt Câu 3: Tổng số hạt của nguyên tố oxygen là 49. Biết số hạt mang điện tích âm là 16. Tính số hạt còn lại. Gợi ý: trong nguyên tử gồm 3 loại hạt là electron (e), proton (p), neutron (n) Hạt proton mang điện tích dương, hạt electron mang điện tích âm, hạt neutron không mang điện 9
- Nguyên tử trung hoà về điện nên số p = số e. Câu 4: a. Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm nào? b. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 6. Cho biết vị trí của nguyên tố A (ô, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Nguyên tố A là kim loại, phi kim hay khí hiếm? c. Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Hãy viết công thức hoá học của fructose và tính khối lượng phân tử fructose. Câu 5: Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử chlorine (Cl) như hình bên. Hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử Clorine Sơ đồ cấu tạo nguyên tử Cl Câu 6: Hợp chất (Y) có công thức FexOy, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hoá học của hợp chất (Y). Hướng dẫn giải: Khối lượng của nguyên tố Fe trong 1 phân tử Y là: 160 . 70 = 112 (amu) 100 Khối lượng của nguyên tố O trong 1 phân tử X là: 160 -112 = 48 (amu) Ta có: 56 . x = 112 => x = 2 16. y = 48 => y = 3 => Công thức hóa học của Y là Fe2O3 Câu 7: Hợp chất A có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của A bằng 46 amu. Xác định công thức hoá học của A. Hướng dẫn giải: tương tự Câu 6 10