Bộ 5 đề thi giữa học kỳ I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sự bùng nổ dân số không diễn ra ở các châu lục nào dưới đây?

A. Châu Đại Dương.               B. Bắc Mĩ.                               C. Châu Âu.                D. Nam Mĩ.

Câu 2. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất thế giới?

A. Châu Phi.                            B. Châu Đại Dương.               C. Châu Á.                  D. Châu Âu.

Câu 3. Dân cư thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á.                     B. Bắc Phi.                              C. Nam Á.                   D. Tây Âu.

Câu 4. Đặc điểm bên ngoài nào sau đây dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc?

A. màu da.                              B. môi.                                    C. bàn tay.                   D. lông mày.

Câu 5. Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng nào sau đây?

A. Nhiệt độ cao, thời tiết khô hanh quanh năm, mưa khá nhỏ.

B. Nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ.

C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn.

D. Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa rất lớn và độ ẩm rất cao.

Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của khí hậu

A. ôn đới lục địa.                                                                    B. ôn đới hải dương.               

C. nhiệt đới gió mùa.                                                              D. nhiệt đới xích đạo.

Câu 7. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh trên các cao nguyên? 

A. cao su, cà phê.                    B. chè, cà phê, điều.                C. dừa, cây rừng.        D. ngô, lúa nước.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là do

A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.                                B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.                         D. nhiều sông lớn, có dòng chảy mạnh.

Câu 9. Nguyên nhân chính đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do

A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.                                         B. bùng nổ dân số ở đới nóng.

C. ô nhiễm môi trường đất và nước.                                       D. nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 10. Các khu vực nào sau đây diễn ra khá phổ biến tình trạng di dân tị nạn?

A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.                                       B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.

C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.                                     D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.

doc 16 trang Bích Lam 09/03/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 5 đề thi giữa học kỳ I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_5_de_thi_giua_hoc_ky_i_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Bộ 5 đề thi giữa học kỳ I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sự bùng nổ dân số không diễn ra ở các châu lục nào dưới đây? A. Châu Đại Dương. B. Bắc Mĩ. C. Châu Âu. D. Nam Mĩ. Câu 2. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất thế giới? A. Châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Á. D. Châu Âu. Câu 3. Dân cư thưa thớt ở khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Bắc Phi. C. Nam Á. D. Tây Âu. Câu 4. Đặc điểm bên ngoài nào sau đây dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc? A. màu da. B. môi. C. bàn tay. D. lông mày. Câu 5. Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng nào sau đây? A. Nhiệt độ cao, thời tiết khô hanh quanh năm, mưa khá nhỏ. B. Nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ. C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn. D. Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa rất lớn và độ ẩm rất cao. Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của khí hậu A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương. C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới xích đạo. Câu 7. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh trên các cao nguyên? A. cao su, cà phê. B. chè, cà phê, điều. C. dừa, cây rừng. D. ngô, lúa nước. Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là do A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn. C. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. D. nhiều sông lớn, có dòng chảy mạnh. Câu 9. Nguyên nhân chính đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. bùng nổ dân số ở đới nóng. C. ô nhiễm môi trường đất và nước. D. nền kinh tế chậm phát triển. Câu 10. Các khu vực nào sau đây diễn ra khá phổ biến tình trạng di dân tị nạn? A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á. B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á. D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á. II. TỰ LUẬN Câu 1 (3 điểm). Cho bảng số liệu:
  2. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á, NĂM 2020 Quốc gia Việt Nam Trung Quốc In-đô-nê-xi-a Diện tích (km2) 331 212 9 597 000 1 919 000 Dân số (triệu người) 97,3 1 439,3 273,5 (Nguồn: Danso.org) - Mật độ dân số là gì? - Tính mật độ dân số năm 2020 của quốc gia trên và nhận xét? Câu 2 (2 điểm). Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa? HẾT
  3. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁP I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B A C C A B B C II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Mật độ dân số là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh 0,5 thổ (đơn vị: người/km2). - Công thức: Mật độ dân số = Số dân/diện tích (đơn vị: người/km2). 0,25 Áp dụng công thức trên, ta tính được mật độ dân số các quốc gia: 1 + Việt Nam: 294 người/km2. 0,5 + Trung Quốc: 150 người/km2. 0,5 + In-đô-nê-xi-a: 143 người/km2. 0,5 - Nhận xét + Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a. 0,5 + Việt Nam có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a 0,75 có mật độ dân số thấp nhất (dẫn chứng). Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa 1 - Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm thời tiết luôn luôn biến động, rất khó dự báo trước. - Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất 0,5 2 thường gây ra những đợt nóng hay lạnh. - Các hải lưu nóng cũng có tác động đến sự biến động khí hậu ở đới ôn hòa. 0,5 Ví dụ: Ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi ở trong khu vực ôn đới lạnh, nhưng lại có khí hậu ấm và ẩm do ảnh hưởng của hải lưu nóng.
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 02 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Châu lục nào có số dân ít nhất so với toàn thế giới? A. Châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Á. D. Châu Âu. Câu 2. Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Sự gia tăng dân số. D. Chính sách phân bố dân cư. Câu 3. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương được thể hiện qua yếu tố nào sau đây? A. Tổng số dân. B. Gia tăng dân số tự nhiên. C. Mật độ dân số. D. Tháp dân số. Câu 4. Khu vực nào sau đây tập trung đông dân cư trên thế giới? A. Bắc Phi. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Bắc Âu. Câu 5. Tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới có những hạn chế nào sau đây? A. Đất ngập úng, glây hóa B. Đất bị nhiễm phèn nặng. C. Nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng. D. Dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa. Câu 6. Chế độ nước sông ngòi của khí hậu nhiệt đới có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiều nước quanh năm. B. Ít nước quanh năm. C. Phân hóa theo mùa. D. Chế độ nước sông thất thường. Câu 7. Hình thức canh tác nào sau đây có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội loài người? A. Thâm canh lúa nước. B. Làm nương rẫy. C. Sản xuất hàng hóa. D. Làm đường đồng mức. Câu 8. Ở đới nóng có mấy hình thức canh tác cơ bản? A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là chủ yếu do A. điều kiện tự nhiên hạn chế. B. dân số đông và tăng nhanh. C. giống cây trồng có năng suất thấp. D. chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 10. Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Nâng cao đời sống người dân. C. Tăng cường khai thác tài nguyên. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. II. TỰ LUẬN
  5. Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? Câu 2 (2 điểm). Đô thị hóa tự phát ở đới nóng đã có những tác động tiêu cực nào tới môi trường và đời sống người dân? HẾT
  6. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B C B D C B A B C II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa 1 + Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa có nhiệt độ cao (trên 290C vào cuối mùa) và một mùa có nhiệt độ thấp hơn. + Lượng mưa trung bình năm trên 1.000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa 1 1 mưa nhiều, chiếm 70 - 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít. - Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; 1 lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt. - Đối với đời sống người dân 1 + Thiếu điện, nước và tiện nghi sinh hoạt. + Dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan. + Thiếu việc làm và thất nghiệp. 2 - Đối với môi trường 1 + Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước, không khí. + Không khí bị ô nhiễm. + Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị.
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 03 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Châu lục nào sau đây có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 2. Những khu vực nào sau đây ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt? A. Các vùng đồng bằng ven biển. B. Các tuyến trục giao thông lớn. C. Vùng ven biển, các con sông lớn. D. Vùng hoang mạc, miền núi, hải đảo. Câu 3. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là A. đới nóng. B. đới cận nhiệt. C. đới ôn hòa. D. đới lạnh. Câu 5. Môi trường nhiệt đới có cảnh quan đặc trưng nào sau đây? A. Rừng lá kim, rừng thưa. B. Rừng xích đạo ẩm. C. Rừng thưa và xa van. D. Rừng hỗn giao, rừng xa van. Câu 6. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào sau đây? A. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường ôn đới. C. Môi trường xích đạo ẩm. D. Môi trường nhiệt đới gió mùa. Câu 7. Ở các cao nguyên, thường phổ biến A. các đồn điền mía. B. các đồn điền cao su, cà phê. C. các đồn điền trồng cây dừa. D. các đồn điền trồng cây hằng năm. Câu 8. Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây nào sau đây? A. Cây lương thực. B. Cây lấy gỗ sản xuất. C. Cây hoa màu. D. Cây công nghiệp dài ngày. Câu 9. Hiện này, vấn đề nào sau đây được quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng? A. Khô hạn. B. Thiếu nước sạch. C. xâm nhập mặn. D. Tràn dầu trên biển. Câu 10. Châu lục nào được mệnh danh là châu lục nghèo đói nhất thế giới? A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu đại dương. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?
  8. Câu 2 (3 điểm). Trình bày ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp? HẾT
  9. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B A C A B D B A II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ 0,5 gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. - Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các 0,5 1 nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. - Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, do có nhiều trẻ 0,5 em và thanh niên. - Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: 0,5 Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa, - Thuận lợi 0,5 + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm. + Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện 0,5 được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh. + Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng. 0,5 2 - Khó khăn 0,5 + Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi. + Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô 0,5 hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. + Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị 0,5 xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai.
  10. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 04 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào A. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. B. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm. C. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm. D. sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm. Câu 2. Các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước A. phát triển. B. xuất khẩu dầu mỏ. C. đang phát triển. D. kém phát triển. Câu 3. Gió Tín phong là gió thổi thường xuyên ở A. đới nóng. B. đới cận nhiệt. C. đới ôn hòa. D. đới lạnh. Câu 4. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. C. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh và dòng biển nóng. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu 5. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng hiện nay là A. xâm nhập mặn. B. tràn dầu trên biển. C. hạn hán kéo dài. D. thiếu nước sạch. Câu 6. Tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội là hình thức di dân A. tự do. B. phong trào. C. có kế hoach. D. tránh thiên tai. Câu 7. Ở các quốc gia đới ôn hòa nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp từ A. nguồn nguyên, nhiên liệu có sẵn. B. nhập khẩu của các nước đới nóng. C. nhập khẩu của các nước đới lạnh. D. xâm chiếm của các nước thuộc địa. Câu 8. Đặc trưng về hình thái bên ngoài của các đô thị ở đới ôn hòa là A. nhà ống, nhà cao tầng nằm san sát với nhau. B. những ngôi nhà mái ngói, phân bố thưa thớt. C. những tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại. D. những tòa lâu đài, nhà thờ với kiến trúc cổ xưa. Câu 9. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong các ốc đảo là hoạt động sản xuất ở môi trường A. hoang mạc. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới. D. đới ôn hòa. Câu 10. Ở đới lạnh có các nguồn tài nguyên nào sau đây?
  11. A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản. B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng. C. Thú có lông quý, các loài thủy sản. D. Băng tuyết, các loài chim, thủy sản. II. TỰ LUẬN Câu 1 (3 điểm). Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Câu 2 (2 điểm). Em hãy phân tích hậu quả của đô thị hóa quá nhanh. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh? HẾT
  12. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B D C B C B A II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Nóng quanh năm (trên 200C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi 1 Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. - Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc 1 mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và 1 lượng mưa từ 500 - 1.500mm. - Giải thích: Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, 1 nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô. Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng. - Ô nhiễm nguồn nước như: các sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm nặng nề; rất nhiều 1 nơi thiếu nguồn nước sạch trầm trọng, - Ô nhiễm không khí như: Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp xả khí bụi 0,5 gây ô nhiễm môi trường không khí; số ca bệnh về lao, phổi gia tăng một cách 2 đáng kể, - Làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu như: hiện tượng Trái Đất nóng 0,5 lên, mưa axit, băng hai cực tan ra,
  13. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 05 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do A. công nghệ khai thác khoáng sản còn lạc hậu. B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. D. tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 2. Ở các quần cư thành thị có hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Công nghiệp, nông nghiệp. C. Nông - lâm - ngư nghiệp. D. Dịch vụ, nông - lâm nghiệp. Câu 3. Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình nào sau đây? A. Da đen, tóc đen. B. Da trắng, tóc xoăn. C. Da vàng, tóc đen. D. Da vàng, tóc vàng. Câu 4. Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Ven biển, các con sông lớn. B. Hoang mạc, miền núi, hải đảo. C. Các vùn đồng bằng rộng lớn. D. Dọc các trục giao thông lớn. Câu 5. Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Lạnh, khô. B. Nóng, ẩm. C. Khô, nóng. D. Lạnh, ẩm. Câu 6. Sông ngòi ở vùng khí hậu nhiệt đới có chế độ nước thế nào? A. Điều hòa, ổn định. B. Nhiều nước quanh năm. C. Ít nước quanh năm. D. Phân hóa theo mùa. Câu 7. Loại gió nào sau đây mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Gió mùa Tây Nam. B. Gió Tín phong. C. Gió Đông Nam. D. Gió mùa Đông Bắc. Câu 8. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa gây ra thiên tai nào sau đây? A. Bão, lốc xoáy. B. Động đất, núi lửa. C. Hạn hán, lũ lụt. D. Sóng thần. Câu 9. Thảm thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo A. độ cao. B. mùa. C. chất đất. D. vùng. Câu 10. Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Tây Phi. B. Bắc Mĩ. C. Đông Á. D. Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN
  14. Câu 1 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1960 - 2020 (Đơn vị: triệu người) Năm 1960 1980 2000 2010 2020 Dân số 3 010 4 415 6 143 6 956 7 795 (Nguồn: Danso.org) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình số dân trên thế giới, giai đoạn 1960 - 2020. b) Nhận xét tình hình số dân trên thế giới qua biểu đồ đã vẽ. Câu 2 (2,5 điểm). a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? HẾT
  15. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C B B D A C A D II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM a) Vẽ biểu đồ 1,5 - Yêu cầu biểu đồ phải đầy đủ các yếu tố sau: + Tên biểu đồ, đơn vị. + Số liệu ở các cột và có tính thẩm mĩ. 1 + Bảng chú giải (nếu nhiều đối tượng). - Lưu ý: Nếu thiếu 1 yếu tố ở phần yêu cầu thì trừ 0,25 điểm. - Biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1960 - 2020 b) Nhận xét - Dân số trên thế giới ngày càng tăng. 0,5 - Giai đoạn 1960 - 2020 số dân thế giới tăng thêm 4785 triệu người (60 năm). 0,25 - Trung bình một năm tăng 79,75 triệu người. 0,25 a) Giải thích Đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì - Rất khô hạn: Lượng mưa dưới 500mm. 0,5
  16. - Khí hậu rất khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn. 0,5 2 - Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn. 0,25 b) Đặc điểm giới thực vật và động vật ở đới lạnh - Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh: + Chống lạnh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành 0,5 đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. + Chống lạnh thụ động: Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn 0,25 lạnh nhất hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. - Thực vật: Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực 0,5 vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.