10 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 9: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không
mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.
B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.
C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. +12. B. +13. C. +11. D. +10.
Câu 11: Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc
độ của con chuột túi là
A. 50,4 km/h B. 84 km/h C. 14 km/h D. 33,6 km/h
Câu 12: Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ
trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s. B. 8 m/s. C. 4,67 m/s. D. 2,57 m/s.
Câu 13: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và thước cuộn.
mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.
B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.
C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. +12. B. +13. C. +11. D. +10.
Câu 11: Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc
độ của con chuột túi là
A. 50,4 km/h B. 84 km/h C. 14 km/h D. 33,6 km/h
Câu 12: Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ
trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s. B. 8 m/s. C. 4,67 m/s. D. 2,57 m/s.
Câu 13: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và thước cuộn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
10_de_thi_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_co.pdf
Nội dung text: 10 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 1 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa KHTN 7. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Khoa học tự nhiên lớp 7. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình KHTN 7. Câu 1: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Neutron và proton. Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 3: Nguyên tử nitrogen có số electron là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là A. 10. B. 8. C. 9. D. 7. Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của nguyên tử carbon Phát biểu nào sau đây là sai? A. Carbon có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử có 6 electron. C. Có 6 proton trong hạt nhân nguyên tử. D. Điện tích hạt nhân của carbon là +6. Câu 5: Nitrogen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là A. 7. B. 2, 5. C. 2, 2, 3. D. 2, 4, 1. Câu 6: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng
- A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28 amu. Câu 7: Nguyên tử hydrogen, nitrogen, fluorine, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là: A. He, N, F, K. B. H, Ni, F. K. C. H, N, F, K. D. H, N, F, P. Câu 8: Cho bảng sau: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học. B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là: 17, 16, 12. C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 15, 12. D. Tổng số hạt của X2 lớn hơn tổng số hạt của X1. Câu 9: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại. B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim. C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại. D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim. Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. +12. B. +13. C. +11. D. +10. Câu 11: Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc độ của con chuột túi là A. 50,4 km/h B. 84 km/h C. 14 km/h D. 33,6 km/h Câu 12: Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc? A. 50m/s. B. 8 m/s. C. 4,67 m/s. D. 2,57 m/s. Câu 13: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. Câu 14: Hình dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau
- a) Tốc độ của vật là 2 m/s. b) Sau 2 s, vật đi được 4 m. c) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m. d) Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s. A. b, c, d. B. b, d. C. a, b, d. D. a, c. Câu 15: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là: A. 20m/s B. 8m/s C. 0,4m/s D. 2,5m/s Câu 16: Xe buýt trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ v nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của Hình 11.1? A. 50 km/h < v < 80 km/h. B. 70 km/h < v < 80 km/h. C. 60 km/h < v < 70 km/h. D. 50 km/h < v < 60 km/h. Câu 17: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm? A. Màng loa. B. Thùng loa.
- C. Dây loa. D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa. Câu 18: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm. B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm. C. Màn hình tivi dao động phát ra âm. D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm. Câu 19: Âm thanh không thể truyền trong A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không. Câu 20: Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao? A. Không, vì âm thanh không truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất. B. Có, vì âm thanh truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất. C. Không, vì âm thanh không truyền được trong chân không. D. Có, vì âm thanh truyền được trong chân không. Câu 21: Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào? A. Hô hấp tế bào. B. Quang hợp. C. Trao đổi khí ở thực vật. D. Hấp thu nước và muối khoáng. Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là: A. Nhân tế bào. B. Thành tế bào. C. Lục lạp. D. màng tế bào. Câu 23: Hô hấp tế bào gồm A. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide. B. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước. C. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng. D. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ. Câu 24: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao thì A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong. B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong. C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm. D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm. Câu 25: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp? A. Nước là nguyên liệu quang hợp. B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ. C. Điều tiết khí khổng. D. Tất cả các nhận định trên đều sai. Câu 26: Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm. (1) Sử dụng phân bón hữu cơ cho cây lương thực.
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần trắc nghiệm (4 điểm) 1. D 2. B 3. D 4. A 5. D 6. C 7. B 8. A 9. C 10. B 11. B 12. D 13. B 14. B 15. D 16. C Câu 1: Nguyên tố hóa học Iodine (I) giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người. Đáp án D. Câu 2: A sai, vì nitrogen nằm ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. C sai, vì nitrogen thuộc nhóm phi kim. D sai, vì số lượng electron trong nguyên tử nitrogen là 7. Đáp án B. Câu 3: Quá trình quang hợp góp phần điều hòa không khí trong khí quyển bằng cách: lấy vào CO2 và giải phóng O2. Đáp án D. Câu 4: Loài thực vật được xếp vào nhóm cây ưa bóng là cây lá lốt. Còn 3 loài cây phi lao, cây xương rồng và cây phượng đều thuộc nhóm cây ưa sáng. Đáp án A. Câu 5: Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán. Đáp án D đúng. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len. Đáp án D. Câu 6: Phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong hợp chất N2O là . . %O = . 100% = 36,36% ퟒ. + Đáp án C. Câu 7: Quá trình hô hấp tế bào có vai trò tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Đáp án B. Câu 8: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O được tính theo cách: 2 . x = 1 . II => x = I.
- Đáp án A. Câu 9: Phân tử hóa học tồn tại liên kết ion trong phân tử là magnesium oxide. Ba phân tử hóa học còn lại là carbon dioxide, ammonia và đường ăn là hợp chất cộng hóa trị. Đáp án C. Câu 10: Theo bài ta có: + Quãng đường ô tô đi được: s = 5 m. + Thời gian ô tô đi được: t = 0,35 s Tốc độ chuyển động của ô tô là: v = s/t = 50,35 = 100/7 ≈ 14,3 (m/s) b) Đổi: 100/7 . 3,6 km/h ≈ 51,4 km/h Đáp án B. Câu 11: Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người nông dân thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Mục đích của việc làm này là duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây quang hợp. Hầu hết các loài cây quang hợp tốt nhất ở 25 – 35oC. Đáp án B. Câu 12: Đáp án D. Câu 13: Khối lượng phân tử hợp chất MgO được tính bằng: 24 + 16 = 40 (amu). Đáp án B. Câu 14: Trao đổi chất ở sinh vật là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống. Đáp án B. Câu 15: Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20o vào một gương phẳng => i = 90o – 20o = 70o Ta có i = i’ = 70o Tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc bằng: i + i’ = 70o + 70o = 140o. Đáp án D. Câu 16: Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn => 14 = 2 + 8 + 4 => Nguyên tố X ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Đáp án C. Phần tự luận (6 điểm):
- Câu 1 (1 điểm): Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất X. Lời giải chi tiết: Ta có: %Fe = 100% - %O = 100% - 30% = 70%. Đặt công thức hóa học của X là FexOy. Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử X là: 160 .70 = 112 (amu) 100 Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là: 160 – 112 = 48 (amu) Ta có: 56 × x = 112 (amu) => x = 2. 16 × y = 48 (amu) => y = 3. Vậy công thức hóa học của X là: Fe2O3. Câu 2 (2 điểm): Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật. Phương pháp giải: Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở lá cây). Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày (Hình 28.1). Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước. Lời giải chi tiết: Khí khổng là cơ quan trao đổi khí ở thực vật. Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá. Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho
- quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước. Câu 3 (3 điểm): a) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? b) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Lời giải chi tiết: a) Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường thứ nhất là: Vận tốc trung bình của người đi bộ trên cả hai đoạn đường là: b) - Vì có vách đá cản nên có âm phản xạ dội trở lại. - Gọi t là thời gian để âm đi tới vách đá. Ta có: t = s/v = 680 : 340 = 2 (s) - Thời gian nghe được âm phản xạ kể từ khi la to là: t1 = 2t = 2.2 = 4 (s)
- ĐỀ THI HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 10 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa KHTN 7. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Khoa học tự nhiên lớp 7. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình KHTN 7. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Câu 1: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị: A. 15o B. 30o C. 45o D. 60o Câu 3: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng. Câu 4: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra? A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm. B. Do không khí bên trên bề mặt nước không dao động. C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn. D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ. Câu 5: Nhà Quang cách nhà Nam 210m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là: A. 4,8 km/h B. 1,19 m/s C. 4,8 m/phút D. 1,4 m/s Câu 6: Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là: A. 14 amu B. 29 amu C. 92 amu D. 42 amu Câu 7: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào? A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP. B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen. C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng. D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.
- Câu 8: Mặt của miếng bìa trong hình dưới đây được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương? Câu 9: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì: A. Mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron. B. Một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron. C. Proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. Mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron. Câu 10: Những vai trò nào sau đây là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cơ thể sinh vật? (1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. (2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể. (3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể. (4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. (5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 11: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là: A. 1 Hz B. 30 Hz C. 60 Hz D. 120 Hz Câu 12: Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu ở cây là: A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 13: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào? A. Chất rắn B. Chất rắn và chất lỏng C. Chân không D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị. B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion. C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion. Câu 15: Tại điểm nào trong hình dưới đây từ trường là mạnh nhất?
- A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm C D. Điểm D Câu 16: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp. B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp. C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào. D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp. Phần tự luận (6 điểm): Câu 1 (1 điểm) Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao. Câu 2 (2 điểm) Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới đây. a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC, CD. b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất? Câu 3 (3 điểm) a) Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid. b) Hợp chất được tạo thành từ nguyên tố A và oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của A chiếm 70%. Biết trong hợp chất trên, A có hóa trị III. Hãy xác định nguyên tố A và công thức hóa học của hợp chất. Hết
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần trắc nghiệm (4 điểm) 1. A 2. B 3. A 4. D 5. D 6. C 7. D 8. C 9. B 10. A 11. A 12. C 13. C 14. D 15. A 16. B Câu 1: A: O, S, Se thuộc cùng nhóm VIA B: N thuộc nhóm VA, O thuộc nhóm VIA, F thuộc nhóm VIIA C: Na, K thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA D: Ne thuộc nhóm VIIIA, Na thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA Đáp án A. Câu 2: Tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o => i + i’ = 60o mà ta có i = i’ Khi đó góc phản xạ có giá trị bằng: 30o. Đáp án B. Câu 3: Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. Trong đó, quá trình tổng hợp là sự biến đổi từ chất đơn giản thành chất phức tạp còn quá trình phân giải là sự biến đổi từ chất phức tạp thành chất đơn giản → Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình phân giải. Đáp án: A Câu 4: Khi đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra do mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ. Đáp án D. Câu 5: Đổi 2,5 phút = 150s Quang đi với tốc độ là: v = s/t = 210 : 150 = 1,4 (m/s) Đáp án D. Câu 6: Khối lượng phân tử glycerol là: 3 . 12 + 8 . 1 + 3 . 16 = 92 (amu). Đáp án C. Câu 7: - Quang hợp dự trữ năng lượng, còn hô hấp tế bào giải phóng năng lượng ATP. - Quang hợp tạo ra oxygen, còn hô hấp tế bào sử dụng oxygen. - Quang hợp tích trữ năng lượng, còn hô hấp tế bào giải phóng năng lượng.
- - Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide. Đáp án: D Câu 8: Đáp án C. Câu 9: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron. Nguyên tử cho electron chuyển thành ion dương, nguyên tử nhận electron chuyển thành ion âm. Trong quá trình tạo ra liên kết hóa học, hạt nhân của các nguyên tử không thay đổi. Đáp án B. Câu 10: Vai trò của sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật: - Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể: Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản, - Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể: Sản phẩm của các quá trình chuyển hóa trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. - Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: Các chất dư thừa, chất thải của quá trình trao đổi chất được thải ra khỏi tế bào và cơ thể, đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể. Đáp án: A Câu 11: Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong 1 giây. Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút (2 phút = 120 giây) => Tần số mổ của con gà đó là 1 Hz. Đáp án A. Câu 12: Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu ở cây là Lá. Vì lá là cơ quan tập trung chủ yếu hệ sắc tố quang hợp tên là diệp lục – thực hiện quá trình quang hợp cho cây. Đáp án C. Câu 13: Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Đáp án C. Câu 14: Phát biểu A đúng, chất cộng hóa trị là chất chỉ có liên kết cộng hóa trị. Phát biểu B đúng, chất ion là chất chỉ có liên kết ion.
- Phát biểu C đúng, một số hợp chất vừa có liên kết cộng hóa trị, vừa có liên kết ion chẳng hạn như sodium carbonate. Phát biểu D sai vì ở điều kiện thường, các hợp chất ở thể rắn cũng có thể là hợp chất cộng hóa trị. Đáp án D. Câu 15: Tại điểm A từ trường là mạnh nhất. Vì: Từ trường ở hai cực của nam châm là mạnh nhất. Ta có hình ảnh từ phổ của thanh nam châm. Từ trường ở hai cực của nam châm là mạnh nhất do đó ở hai từ cực hút sắt mạnh nhất. Đáp án A. Câu 16: - Hô hấp tế bào không tạo ra oxygen mà tạo ra carbon dioxide, oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp được giải phóng ra ngoài môi trường. - Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp. - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng chứ không giải phóng năng lượng. - Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được tổng hợp trong quá trình quang hợp. Đáp án: B Phần tự luận (6 điểm) Câu 1: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao. Phương pháp giải: Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước. Phương trình hô hấp tổng quát dạng chữ: Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt) Nơi xảy ra: Ti thể ở tế bào sinh vật nhân thực. Lời giải chi tiết: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình vì: Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ. Mà quá trình hô hấp tế bào là quá trình giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt năng. Chính nhiệt năng được thải ra trong quá trình hô hấp tế bào của hạt đang nảy mầm là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong bình. Câu 2: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới đây.
- a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC, CD. b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất? Lời giải chi tiết: Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB vB = 0 Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD vD = 0 b) Ta thấy vC > vA > vB = vD Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất. Câu 3: o a) Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid. b) Hợp chất được tạo thành từ nguyên tố A và oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của A chiếm 70%. Biết trong hợp chất trên, A có hóa trị III. Hãy xác định nguyên tố A và công thức hóa học của hợp chất. Phương pháp giải: Bước 1: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử hợp chất Bước 2: Tính khối lượng phân tử Bước 3: Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:
- Lời giải chi tiết: a) Citric acid gồm: 6 nguyên tử C, 8 nguyên tử H và 7 nguyên tử O Ta có: Khối lượng của nguyên tố C trong C6H8O7 là: mC = 6 x 12 amu = 72 amu Khối lượng của nguyên tố H trong C6H8O7 là: mH = 1 x 8 amu = 8 amu Khối lượng của nguyên tố O trong C6H8O7 là: mO = 7 x 16 amu = 112 amu => Khối lượng phân tử C6H8O7 là: MC6H8O7 = 72 + 8 + 112 = 192 amu b) Đặt công thức hóa học của hợp chất là AxOy. A chiếm 70% nên O chiếm 100% - 70% = 30%. Khối lượng nguyên tố O trong hợp chất là: Ta có: y × 16 = 48 ⇒ y = 3. Trong phân tử A có hóa trị III nên: x . III = y . II Lại có y = 3 ⇒ x = 2. Hợp chất là A2O3. Khối lượng A trong hợp chất là: 160 – 48 = 112 Vậy khối lượng nguyên tử A là: 112 : 2=56 (amu) Nguyên tố A là Fe và công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3.